Thời gian gần đây, quan hệ giữa Mỹ và Iraq đột ngột trở nên căng thẳng chưa từng có với những cáo buộc từ Baghdad rằng Washington đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của họ
Sự việc đầu tiên là máy bay chiến đấu Mỹ tự ý tiến hành một loạt vụ không kích vào các nhóm vũ trang thân Iran nằm sát biên giới Iraq mà không thông báo cho chính quyền sở tại
Nhưng “giọt nước tràn ly” chính là vụ không kích ám sát Thiếu tướng Qassem Suleimani - Tư lệnh đặc nhiệm Quds của Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran ngay cửa ngõ sân bay quốc tế Baghdad
Trước tình hình trên, người dân và Chính phủ Iraq tỏ ra rất tức giận. Quốc hội đất nước Trung Đông này họp bàn và yêu cầu Mỹ phải rút quân khỏi Iraq
Mặc dù vậy, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bác bỏ yêu cầu của Iraq, ông cho rằng việc quân đội Mỹ ở lại Iraq có lợi cho người dân nước này cũng như cuộc chiến chống khủng bố
Theo lập luận của Mỹ, nếu lực lượng vũ trang nước này rút đi thì chính quyền và quân đội Iraq sẽ không đủ sức chống đỡ lại các đợt tấn công của phiến quân khủng bố
Bên cạnh đó, Washington còn cho rằng Iraq có trách nhiệm phải thanh toán khoản chi phí an ninh mà nước Mỹ đã bỏ ra cho họ từ đầu cuộc chiến, khi điều này chưa được giải quyết thì sẽ không có việc rút quân
Nhưng bất chấp những tuyên bố từ phía Mỹ, mới đây chính quyền Iraq đã đưa ra “tối hậu thư” yêu cầu tất cả quân đội nước ngoài phải rời khỏi đất nước họ trong vòng 3 tháng tới
Quá trình rút quân sẽ được kiểm soát bởi ủy ban quốc hội, trong đó rõ ràng cho thấy Baghdad sẵn sàng thực hiện các biện pháp triệt để nhất đối với Mỹ cũng như tất cả các nước từ chối tuân thủ yêu cầu trên
Theo đánh giá, biện pháp đầu tiên mà Iraq đưa ra chính là hỏi mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300/400 từ Nga để lập vùng cấm bay trên không phận của mình
Không chỉ có vậy, lực lượng vũ trang Iraq còn có thể lập nên các trạm kiểm soát và phong tỏa hoàn toàn mọi con đường dẫn vào căn cứ quân sự Mỹ, khiến cho các địa điểm này bị cô lập và trở nên thiếu thốn nhu yếu phẩm
Ngoài ra cần lưu ý rằng vài ngày trước, Bộ Quốc phòng Mỹ đã gửi một yêu cầu chính thức tới Baghdad để triển khai các hệ thống phòng không Patriot trên lãnh thổ Iraq, nhưng điều này có lẽ rất khó thành hiện thực
Sự từ chối của Iraq dễ dẫn tới nguy cơ các cơ sở ngoại giao và quân sự của Mỹ sẽ tiếp tục hứng chịu những cuộc tấn công tên lửa từ lực lượng vũ trang thân Iran, đây có thể xem như biện pháp nữa nhằm ép Mỹ rút quân
Thậm chí mới đây tại Iraq còn xuất hiện một đề xuất phi lý hơn, đó là chính quyền Baghdad nên giao lại các căn cứ quân sự Mỹ cho Nga, để nhờ người Nga “trục xuất” giúp binh lính Mỹ
Mặc dù vậy, theo nhiều chuyên gia quân sự cũng như các nhà phân tích tình hình khu vực thì nếu như Mỹ dứt khoát không rút quân thì Iraq cũng khó lòng mà “chơi rắn” được với Washington như họ vẫn tuyên bố.