Tình trạng nhiều hộ dân tự ý lấn chiếm, vi phạm trên tuyến kênh chính đập Đá Hàn ở xã Hòa Hải (Hương Khê – Hà Tĩnh) kéo dài nhiều năm nay nhưng chính quyền địa phương thiếu kiên quyết xử lý, làm ảnh hưởng đến an toàn công trình và khó khăn trong quá trình quản lý, vận hành.
Xây dựng tạm bợ; thời gian sử dụng đã khá lâu, tuyến kênh nhánh nối từ Kênh N1, dẫn nước về cánh đồng của 2 thôn Phương Giai và Nam Tiến, xã Kỳ Bắc (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bị xuống cấp trầm trọng.
Xã Tân Lộc là địa phương thứ 2 ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) thực hiện chuyển đổi ruộng đất lần 3 để hướng tới mục tiêu mỗi hộ chỉ còn sản xuất một thửa ruộng trong vụ xuân sắp tới.
Để phục vụ sản xuất gắn với phòng ngừa thiên tai, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã ưu tiên nguồn lực, lồng ghép tốt các dự án để xây dựng kênh mương, hồ đập, đê điều và các hạng mục thiết yếu.
Những năm gần đây, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) chú trọng kiên cố hóa hệ thống kênh mương tưới, tiêu và các hạ tầng thủy lợi khác để phục vụ phát triển sản xuất.
Người dân các xã: Cẩm Bình, Cẩm Thành, Cẩm Vịnh (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) hy vọng chính quyền địa phương quan tâm đầu tư, nâng cấp tuyến kênh N3-3-3 để đảm bảo cấp nước tưới cho hơn 90 ha diện tích đất nông nghiệp ở vùng này.
Các địa phương ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã huy động nhân công, máy móc, công cụ ra quân nạo vét kênh mương thủy lợi nội đồng nhằm phục vụ tốt nhất sản xuất vụ xuân 2023.
Hiện nay, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang gấp rút triển khai các phần việc cần làm để tiến hành chuyển đổi đất nông nghiệp lần 3, phấn đấu vụ xuân sắp tới mỗi gia đình chỉ sản xuất trên một thửa ruộng có diện tích lớn.
Tuyến kênh sau tràn xả lũ hồ Đồng Ván thuộc địa bàn xã Xuân Hồng (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) bị sạt lở nghiêm trọng, “ăn” sâu vào nhà dân và đang tiếp tục đe dọa 12 hộ dân nơi đây.
Kênh chính bắt đầu xuống cấp, lại không có hệ thống mương nhánh nên nguồn nước phục vụ sản xuất cho hơn 300 ha đất nông nghiệp của xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang rơi vào tình trạng nơi cần nước thì không có, còn nơi có nước lại chẳng cần.
Để phục vụ sản xuất, từ nay đến năm 2025, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) sẽ bố trí hơn 48 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương kiến cố, nâng cấp hệ thống kênh mương nội đồng.
Các địa phương ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) chú trọng đầu tư để cứng hóa, kéo dài hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng phục vụ tưới, tiêu cho các cánh đồng, góp phần mang đến những vụ mùa bội thu.
Để đảm bảo sản xuất vụ xuân 2022 thắng lợi, các đơn vị, địa phương ở Hà Tĩnh đã ra quân làm thủy lợi nội đồng, tạo khí thế lao động khẩn trương, phấn đấu hoàn thành kế hoạch trong thời gian sớm nhất.
Hệ thống kênh mương trên địa bàn xã Sơn Châu (Hương Sơn – Hà Tĩnh) hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây.
Những ngày qua, trên khắp đồng ruộng ở Hương Khê (Hà Tĩnh), nông dân và công nhân thủy lợi đang khẩn trương nạo vét kênh mương, đón nguồn nước phục vụ sản xuất hè thu.
Nhiều năm nay, 5 dòng kênh quan trọng nhất ở thị trấn Lộc Hà, (Hà Tĩnh) không được khơi thông, dòng chảy bị bồi lấp và đang ô nhiễm nặng, người dân lân cận phải “kêu cứu”.
Theo kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021 – 2025 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, đến năm 2025, diện tích cây trồng cạn chủ lực, tập trung được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt tỷ lệ 30% và tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương nội đồng đạt tỷ lệ 80%.
Để đảm bảo 4.855 ha đất canh tác vụ xuân 2021 thắng lợi, các địa phương ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã tập trung ra quân làm giao thông, khơi thông kênh mương thủy lợi… phục vụ sản xuất.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu cung ứng xi măng thực hiện kế hoạch làm đường giao thông, rãnh thoát nước, kênh mương nội đồng theo cơ chế Nhà nước hỗ trợ xi măng năm 2020 trên địa bàn.
Thời điểm vụ xuân đang cận kề nhưng người dân thôn Đại Tiến (xã Đức Dũng, Đức Thọ - Hà Tĩnh) lo ngay ngáy vấn đề nước tưới bởi hệ thống kênh mương dẫn nước đã bị hư hỏng nghiêm trọng từ lâu mà không được tu bổ, sửa chữa.
Nhiều năm qua, không ít tuyến kênh dẫn nước, các tuyến đê, hồ chứa, đập nước trên địa bàn Hà Tĩnh phục vụ tưới tiêu bị lấn chiếm làm thu hẹp dòng chảy, gây khó khăn trong công việc nạo vét, duy tu sửa chữa hoặc cứu hộ đê điều.
Những tháng đấu năm nay, các địa phương ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tập trung ra quân làm đường giao thông nông thôn (GTNT), rãnh thoát nước, thủy lợi nội đồng (TLNĐ).
Tình trạng vứt rác, xả nước thải, chất thải chăn nuôi trực tiếp xuống hệ thống kênh mương thủy lợi ở Hà Tĩnh đang ngày càng gia tăng. Tại nhiều tuyến kênh, không mấy khó khăn để ghi được những hình ảnh rác thải, bao bì, thậm chí là xác động vật tràn ngập hai bên bờ, tại các miệng cống…