Hồng Lộc hướng đến mục tiêu mỗi hộ chỉ sản xuất trên một thửa ruộng diện tích lớn

(Baohatinh.vn) - Hiện nay, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang gấp rút triển khai các phần việc cần làm để tiến hành chuyển đổi đất nông nghiệp lần 3, phấn đấu vụ xuân sắp tới mỗi gia đình chỉ sản xuất trên một thửa ruộng có diện tích lớn.

Hồng Lộc hướng đến mục tiêu mỗi hộ chỉ sản xuất trên một thửa ruộng diện tích lớn

Nông dân thôn Đông Thịnh (Hồng Lộc) gấp rút thu hoạch lúa hè thu để bàn giao mặt bằng, chuẩn bị chia lại ruộng đất theo hướng tích tụ mỗi gia đình một thửa lớn.

Cũng như 6 thôn khác trên địa bàn, hơn 1 tháng nay, cán bộ và người dân thôn Đông Thịnh đang tất bật với các phần việc trong quy trình chuyển đổi ruộng đất lần 3. Theo đó, cả thôn đang gấp rút bàn bạc, thống kê số nhân khẩu, rà soát diện tích từng loại đất (đất công ích, đất hoang hóa, đất dự phòng, đất đã giải phóng mặt bằng), phân hạng đất, phân vùng đất, dự trù kinh phí phải đóng góp, khảo sát những vùng cao cưỡng để san lấp mặt bằng...

Ông Hồ Thanh Liêm - Bí thư Chi bộ thôn Đông Thịnh cho biết: “Thôn chúng tôi có 91 ha đất thuộc diện chuyển đổi với 1.254 khẩu nhận ruộng. Theo kế hoạch chung của xã, chúng tôi đang tập trung thực hiện tốt các bước theo quy trình và hiện các phần việc liên quan đến thống kê, kiểm đếm... đã cơ bản xong. Các việc như di dời mộ, làm đường, xây kênh mương, san lấp mặt bằng, ghép nhóm để bốc thăm, vận động nhận ruộng xa và ruộng xấu... đang triển khai đúng kế hoạch. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng thôn chúng tôi đang quyết tâm tiến hành chia ruộng sớm nhất xã, sẽ xong vào đầu tháng 12/2022”.

Hồng Lộc hướng đến mục tiêu mỗi hộ chỉ sản xuất trên một thửa ruộng diện tích lớn

Xã Hồng Lộc san lấp mặt ruộng gắn với cất bốc, di dời mồ mả trên các cánh đồng về nghĩa trang.

Việc chuyển đổi đất nông nghiệp lần 3 ở Hồng Lộc cũng đã được bàn bạc kỹ lưỡng, họp thôn xóm nhiều lần, thông tin đầy đủ nên được đông đảo cán bộ, đảng viên và người dân đồng tình cao.

Bà Cù Thị Tháp (thôn Đông Thịnh) cho biết: “Gia đình tôi có đến 9 suất được chia ruộng với gần 10 thửa ở khắp mọi nơi. Ban đầu, khi nghe chủ trương chuyển đổi ruộng đất thì chúng tôi có phần phân tâm vì sợ bốc phải phần ruộng xấu, cao cưỡng, nơi thiếu nước, chỗ thiếu đường... Nhưng sau khi được tuyên truyền, giải thích thấu đáo là tôi nhất trí liền vì nó có lợi cho dân, tốt cho sản xuất, nhất là đối với những hộ có nhiều đất nhưng con cái đã đi làm ăn xa, nhà neo người như chúng tôi”.

Hồng Lộc hướng đến mục tiêu mỗi hộ chỉ sản xuất trên một thửa ruộng diện tích lớn

Thôn Trung Sơn làm đường nội đồng phục vụ sản xuất trên những cánh đồng lớn sau khi chia lại ruộng.

Chủ tịch UBND xã Hồng Lộc Lê Viết Bình cho biết: Qua 2 lần chuyển đổi ruộng đất (lần 2 hoàn thành năm 2009) của xã đã giúp giảm từ 13,5 thửa/hộ xuống còn 4,6 thửa/hộ và tạo được những chuyển biến tích cực trong sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay, số thửa vẫn còn nhiều (9.110 thửa), manh mún nên dẫn đến nhiều bất cập, hạn chế trong sản xuất, nhiều nơi bị bỏ hoang, nhất là vụ hè thu; hệ thống kênh mương, đường nội đồng chưa phù hợp, nhiều cánh đồng đường sản xuất chưa đảm bảo; việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào đồng ruộng và tiêu thụ nông sản sau thu hoạch gặp khó khăn; chi phí đầu tư còn cao, hiệu quả sản xuất chưa như mong đợi.

“Trước thực trạng đó, việc chuyển đổi ruộng đất lần 3 ở Hồng Lộc là việc cần làm sớm để hướng đến nhiều mục tiêu thiết thực trong sản xuất. Theo đó, đợt này Hồng Lộc sẽ đưa vào chuyển đổi 529 ha (đất lúa 490 ha, đất màu 39 ha), quyết tâm trở thành xã đầu tiên của huyện Lộc Hà thực hiện chuyển đổi ruộng đất theo hướng mỗi gia đình một thửa lớn ở quy mô toàn xã hoặc một vùng liền thửa” - ông Lê Viết Bình thông tin thêm.

Hồng Lộc hướng đến mục tiêu mỗi hộ chỉ sản xuất trên một thửa ruộng diện tích lớn

Do còn manh mún, khó cơ giới hóa nên một số diện tích đất lúa ở thôn Thượng Phú đang bị bỏ hoang.

Qua đó, tạo điều kiện để nông dân có thể hình thành những mô hình sản xuất có quy mô lớn, tập trung, chuyên canh và dễ ứng dụng KHKT, xây dựng hệ thống đường sá và kênh mương tưới tiêu hợp lý, dễ đưa cơ giới vào sản xuất. Ngoài ra, nó cũng góp phần đảm bảo công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong nông nghiệp, tránh lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích, không có hiệu quả, để đất hoang hóa...

Ngoài các phần việc liên quan đến sổ sách, họp hành, tư tưởng thì cấp ủy, chính quyền và người dân Hồng Lộc cũng đang gấp rút cất bốc, di dời 1.450 ngôi mộ trên các cánh đồng về nghĩa trang đã quy hoạch của xã; tiến hành đào đắp, san lấp gần 40 ha đất màu ở vùng cao cưỡng thành đất lúa; gấp rút thu hoạch xong lúa hè thu để phá bờ vùng, bờ thửa cũ; đào đắp 10 km đường nội đồng mới, làm hàng chục cầu cống và một số tuyến kênh mương mới... với tổng kinh phí hơn 8 tỷ đồng.

Hồng Lộc hướng đến mục tiêu mỗi hộ chỉ sản xuất trên một thửa ruộng diện tích lớn

Những con đường mới đắp, những tuyến mương mới xây để phục vụ sản xuất sau khi quy hoạch lại ruộng đất ở thôn Yến Giang.

Hiện nay, xã Hồng Lộc đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành trước ngày 15/12/2022 và bước vào sản xuất vụ xuân 2023 mỗi gia đình chỉ còn 1 thửa ruộng lớn. Trong quá trình thực hiện, địa phương luôn chú trọng việc đảm bảo các nguyên tắc, quy định, bám sát mục tiêu, có phương pháp thực hiện phù hợp và có sự phân công, phân nhiệm cụ thể.

Theo Chủ tịch UBND xã Hồng Lộc Lê Viết Bình: Xã sẽ chú trọng công tác tuyên truyền giúp người dân nhận thấy rõ lợi ích, hiệu quả, sự cần thiết phải chuyển đổi ruộng đất; luôn đặt lợi ích chung của người dân lên hàng đầu; thực hiện công khai, dân chủ, công bằng, có sự thống nhất cao. Quan trọng nhất là không ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất của nông dân; kịp thời xử lý, giải quyết thấu đáo các vướng mắc phát sinh...”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.