Không quan trọng bạn ngủ bao lâu, quan trọng phải đạt trạng thái ngủ này

Thời gian ngủ không quan trọng bằng chất lượng giấc ngủ. Phải ở trạng thái ngủ sâu cơ thể con người mới thực hiện được nhiều chức năng quan trọng nhất.

Không quan trọng bạn ngủ bao lâu, quan trọng phải đạt trạng thái ngủ này

Một số người cần ngủ 12 tiếng mỗi đêm. Trong khi có những người hài lòng với mức 3 - 4 tiếng mỗi ngày. Nhu cầu này phù thuộc vào bạn là ai, và đôi khi còn ở chất lượng giấc ngủ của bạn thế nào.

Thời gian ngủ không quan trọng bằng bạn đã ngủ như thế nào. Trong khi ngủ, cơ thể bạn sẽ trải qua 2 giai đoạn chính. Chúng được gọi là giấc ngủ nông (NREM) và giấc ngủ sâu (REM)

Đôi mắt của bạn di chuyển nhanh chóng theo mọi hướng khi bạn đang ngủ REM. Đối với giai đoạn ngủ chưa sâu (NREM), đôi mắt của bạn sẽ không di chuyển nhiều.

Không quan trọng bạn ngủ bao lâu, quan trọng phải đạt trạng thái ngủ này

Giai đoạn ngủ nông (NREM)

- Trong khoảng 5 - 10 phút đầu bạn chìm vào giấc ngủ nhưng rất dễ bị đánh thức dậy.

- Sau đó bạn sẽ chuyển vào trạng thái ngủ nông. Nhiệt độ cơ thể và nhịp tim sẽ giảm xuống và bạn dần dần rơi vào giấc ngủ sâu hơn.

- Lúc này bạn đã ở trạng thái ngủ sâu. Sẽ khó khăn hơn khi bạn đánh thức bạn trong giai đoạn này, và nếu ai đó đánh thức bạn dậy, bạn sẽ cảm thấy mất phương hướng trong vài phút.

Trong giai đoạn sâu của giấc ngủ NREM, cơ thể sửa chữa và lấy lại các mô, xây dựng xương và cơ bắp, và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Giai đoạn ngủ sâu

Thông thường, giấc ngủ REM xảy ra 90 phút sau khi bạn ngủ. Giai đoạn đầu tiên của REM thường kéo dài 10 phút. Mỗi giai đoạn REM sau đó của bạn sẽ lâu hơn và giai đoạn cuối cùng có thể kéo dài tới một giờ. Nhịp tim và hơi thở của bạn tăng nhanh.

Bạn có thể có những giấc mơ mãnh liệt trong giai đoạn giấc ngủ REM, vì bộ não lúc này hoạt động tích cực hơn. Đây là giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ.

Không quan trọng bạn ngủ bao lâu, quan trọng phải đạt trạng thái ngủ này

Giấc ngủ sâu đặc biệt quan trọng vì khi ấy cơ thể bạn mới thực hiện được nhiều chức năng quan trọng nhất. Ví dụ các cơ quan giải độc, thận lọc máu, vết thương lành nhanh hơn trong thời gian này và cơ thể xây dựng mô cơ.

Đối với người lớn trung bình trên 18 tuổi, thông thường họ sẽ ngủ từ 7,5 - 9 giờ mỗi đêm, trong đó bao gồm 1,5 - 1,8 giờ ngủ sâu.

Em bé có thể dành tới 50% giấc ngủ của mình trong giai đoạn REM, so với chỉ khoảng 20% cho người lớn và người già thời gian này càng thấp hơn.

Trong quá trình ngủ của người lớn bình thường, có khoảng 50% thời gian ở trạng thái ngủ NREM, 20- 25% ở trang thái ngủ NREM sâu, 20-25% ở trạng thái ngủ sâu thực sự REM.

Càng già, giai đoạn ngủ nông nhiều lên còn giai đoạn ngủ sâu càng ít đi. Đây cũng là một phần nguyên nhân của việc lão hóa, khi mà thời gian ngủ của bạn ngắn hơn dù nhu cầu giấc ngủ vẫn nhiều như khi còn trẻ.

Không quan trọng bạn ngủ bao lâu, quan trọng phải đạt trạng thái ngủ này

Giai đoạn ngủ sâu rất quan trọng và càng già khoảng thời gian này càng ngắn đi, vì vậy ảnh hưởng đến sức khỏe và sự lão hóa.

Làm sao tăng cường thời gian ngủ sâu, tăng chất lượng giấc ngủ

Tập thói quen tạo môi trường ngủ tốt, tắt màn hình, ngừng hẳn công việc và dành một khoảng thời gian nhất định để thư giãn trước khi lên giường.

Giữ ấm nhưng không quá ấm. Một số người thích ngủ không mặc gì, nhưng phải đảm bảo cơ thể bạn đủ ấm khi đêm xuống. Những bộ đổ ngủ nhẹ là lựa chọn tốt, vì bạn cần giữ ấm khi tuần hoàn máu giảm xuống (dấu hiệu cơ thể bạn đã sẵn sàng để ngủ)

Xem xét môi trường quanh bạn, một chút mùi thơm oải hương thật nhẹ nhàng, gối chất lượng tốt. Không nên cho vật nuôi lên giường, vì bạn sẽ dễ bị đánh thức và dậy vào những thời điểm khác nhau, có thể làm gián đoạn chu kỳ của giấc ngủ.

Theo GIADINHMOI.VN

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?