50 năm qua, lực lượng Kiểm lâm Hà Tĩnh đã khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, không ngừng đóng góp công sức, trí tuệ, tâm huyết để bảo vệ và phát triển rừng, giữ gìn màu xanh cho sự sống.
Khi phát hiện cá thể khỉ vàng trong vườn nhà, người dân thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) tự nguyện giao nộp cho lực lượng chức năng để thả về môi trường tự nhiên.
Mô hình camera tự quản do các hộ nhận khoán bảo vệ rừng tại xã Sơn Tiến (Hương Sơn, Hà Tĩnh) triển khai, bước đầu hoạt động khá hiệu quả, góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng trên địa bàn.
Hà Tĩnh đã xây dựng kế hoạch, phương án và đang sẵn sàng nhân lực, phương tiện để ra quân bảo vệ rừng trong dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Lực lượng kiểm lâm, các chủ rừng lớn và người dân Hà Tĩnh đã tập trung vào cuộc để bảo vệ rừng tại gốc gắn với giữ gìn, phát triển hệ sinh thái rừng đa dạng, phong phú.
Cùng với lực lượng kiểm lâm, thời gian qua, công an các cấp ở Hà Tĩnh, nhất là công an chính quy cấp xã đã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về săn bắt, buôn bán chim tự nhiên.
Các địa phương, chủ rừng ở Hà Tĩnh mỗi năm trồng mới khoảng 8.000 ha rừng tập trung và hàng vạn cây phân tán để phủ xanh đất trống đồi trọc, phát triển rừng bền vững, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp...
Cá thể sóc đen thuộc nhóm IIB - danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm vừa được một hộ dân ở thành phố Hà Tĩnh tự nguyện giao nộp cho lực lượng chức năng.
Lực lượng Kiểm lâm Hà Tĩnh đã tăng cường tuần tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ rừng gắn với phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các vụ lấn chiếm đất lâm nghiệp, chặt phá rừng.
Từ các lực lượng chức năng đến mỗi người dân ở Hà Tĩnh đều đã nêu cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ động vật hoang dã, nhất là những loài quý hiếm.
Tại buổi làm việc, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh đề nghị Bộ NN&PTNT quan tâm đề xuất Chính phủ sớm bố trí đủ kinh phí (nguồn sự nghiệp và nguồn đầu tư phát triển) để thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng thuộc Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững...
Theo người dân thôn Vĩnh Phú (xã Hộ Độ, Lộc Hà, Hà Tĩnh), con trăn đất này có thể là thủ phạm khiến thời gian gần đây bà con nhiều lần bị mất gia súc, gia cầm không rõ nguyên nhân.
Ngay từ đầu mùa nắng, các địa phương, chủ rừng trên địa bàn Hà Tĩnh đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, với quyết tâm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Mùa nắng nóng đến gần, lực lượng kiểm lâm cùng các địa phương, chủ rừng ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đang tập trung cao cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), bảo vệ màu xanh cho đại ngàn.
Vườn Quốc gia Vũ Quang vừa tiếp nhận một cá thể chà vá chân nâu từ Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) để tiến hành chăm sóc, rồi thả về môi trường tự nhiên.
Hà Tĩnh phấn đấu tới năm 2030 có khoảng 37.000 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, gồm rừng trồng sản xuất 32.000 ha, rừng cao su 5.000 ha.
Động vật hoang dã (ĐVHD) ngày càng bị tận diệt là một trong những yếu tố làm mất cân bằng hệ sinh thái trái đất, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của nhân loại. Chung tay cùng thế giới, nhiều năm qua, Việt Nam nói chung và các cấp chính quyền Hà Tĩnh đã có nhiều biện pháp tích cực bảo vệ ĐVHD.
Các lực lượng chức năng và đơn vị liên quan ở Hà Tĩnh đã tập trung vào cuộc quyết liệt, đồng bộ trong công tác bảo vệ, chăm sóc, cứu hộ các loài động vật hoang dã; tịch thu, tiếp nhận, tái thả về môi trường tự nhiên hơn 3.000 cá thể động vật hoang dã.
Mùa chim di cư sắp đến nên các địa phương và lực lượng kiểm lâm ở Hà Tĩnh đang ráo riết vào cuộc, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn nạn đánh bắt, tận diệt chim trời.
Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng, thuộc Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) bị tạm đình chỉ công tác trong 30 ngày để làm rõ vụ việc nhiều cây gỗ tự nhiên bị khai thác trái phép.
Chủ động phương án "4 tại chỗ", phát huy trách nhiệm, ý thức của cộng đồng dân cư là yếu tố quan trọng để Hà Tĩnh thực hiện hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa nắng nóng.
Hà Tĩnh đã có báo cáo gửi Bộ NN&PTNT về kết quả thẩm định hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng 100,85 ha đất rừng để thực hiện dự án cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn.
Lực lượng kiểm lâm, chủ rừng, chính quyền địa phương cùng các ngành chức năng ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã triển khai tốt phương án, kế hoạch bảo vệ rừng (BVR) trên địa bàn nên những cánh rừng luôn xanh, các loài động vật hoang dã được an toàn hơn.
Với việc thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả theo hướng bảo vệ rừng tại gốc gắn liền với phát triển rừng, lực lượng Kiểm lâm Hà Tĩnh đã góp phần giữ cho những cánh rừng thêm xanh.
Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu tạm dừng việc tỉa thưa rừng thông phòng hộ ở khu vực chùa Chân Tiên, thuộc thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà).