Kính thông minh đeo một giờ mỗi ngày có thể chữa được cận thị

Với việc sử dụng máy tính cá nhân và máy tính bảng ngày một nhiều đã khiến tình trạng cận thị đang gia tăng nhanh chóng ở các nước châu Á, trong đó có Nhật Bản.

Cận thị là một tình trạng nhãn khoa phổ biến, trong đó bạn có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng các vật ở xa lại bị mờ. Để hỗ trợ cho đôi mắt, bạn có thể lựa chọn đeo kính cận, kính áp tròng, hoặc phẫu thuật mắt.

Kính thông minh đeo một giờ mỗi ngày có thể chữa được cận thị

Một công ty Nhật Bản đã tuyên bố giới thiệu phương pháp không xâm lấn mới để đối phó với bệnh cận thị - một cặp “kính thông minh” sẽ giúp điều chỉnh tật khúc xạ gây cận thị.

Công ty này cũng cho biết, nếu đeo thiết bị từ 60 đến 90 phút mỗi ngày, người bị cận thị sẽ có thể khắc phục được tật cận thị. Đồng thời, họ cũng đang tìm hiểu xem người dùng sẽ cần đeo thiết bịnày trong bao nhiêu ngày để có thể xóa bỏ tật cận thị vĩnh viễn.

Được thành lập bởi Tiến sĩ Ryo Kubota, Kubota Pharmaceutical Holdings vẫn đang thử nghiệm thiết bị được gọi là Kubota Glasses, và cố gắng xác định thời gian hiệu ứng kéo dài sau khi người dùng đeo thiết bị thông minh này.

Vậy chính xác thì công nghệ do Kubota phát triển hoạt động như thế nào?

Theo thông cáo của công ty từ tháng 12 năm ngoái, chiếc kính đặc biệt này dựa vào micro-LEDS để chiếu hình ảnh ảo trên trường thị giác ngoại vi nhằm kích thích tích cực võng mạc. Rõ ràng, nó có thể làm điều đó mà không ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của người sử dụng.

Sản phẩm hoạt động dựa trên nguyên lý thực hiện phương thức chiếu một hình ảnh từ thấu kính của bộ phận này lên võng mạc của người đeo để điều chỉnh tật khúc xạ gây nên cận thị.

Công nghệ Kubota Glasses thúc đẩy công nghệ nano trong thiết bị dựa trên kính điện tử của mình và tìm cách giảm sự tiến triển của cận thị bằng cách chủ động kích thích võng mạc trong thời gian ngắn hơn trong khi duy trì thị lực trung tâm chất lượng cao và không ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

Kubota Pharmaceutical đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vào mùa hè năm ngoái và hiện đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên khoảng 25 người ở Mỹ để đánh giá hiệu quả của kính thông minh.

Công ty có kế hoạch bắt đầu bán thiết bị này ở châu Á vào nửa cuối năm 2021, nhưng có kế hoạch thâm nhập vào các thị trường khác trong tương lai, và cũng đang nghiên cứu một thiết bị dạng kính áp tròng giúp điều chỉnh cận thị, dành cho những người không thể đeo kính có gọng.

Ryo Kubota nói với Nikkei: “Chúng tôi dự định bán những chiếc kính thông minh đầu tiên ở châu Á, nơi có tỷ lệ người cận thị cao”.

Theo GD&TĐ

Đọc thêm

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.
Mỹ phê duyệt vaccine cúm dạng xịt

Mỹ phê duyệt vaccine cúm dạng xịt

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA chấp thuận vaccine cúm dạng xịt FluMist do AstraZeneca sản xuất, có thể tự tiêm, không cần nhân viên y tế hỗ trợ.