Kính viễn vọng không gian TESS của NASA phát hiện 2 hành tinh mới

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa thông báo kính viễn vọng không gian TESS đã phát hiện được hai hành tinh mới. Đây là những phát hiện đầu tiên của kính viễn vọng này sau khi được phóng lên quỹ đạo từ trung tâm vũ trụ Cape Canaveral thuộc bang Florida (Mỹ), hồi tháng 4 vừa qua.

Kính viễn vọng không gian TESS của NASA phát hiện 2 hành tinh mới

Kính viễn vọng không gian TESS của NASA phát hiện hai hành tinh mới. Ảnh: nytimes.com

Hai hành tinh vừa được phát hiện có tên khoa học là Pi Mensae c - nằm cách hành tinh chúng ta 60 năm ánh sáng và có chu kỳ quay quanh Mặt Trời là 6,3 ngày, và LHS 3844 b - cách Trái Đất 49 năm ánh sáng và có chu kỳ quay quanh Mặt Trời 11 giờ.

Theo nhà khoa học Martin Spill, hai hành tinh mới này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Pi Mensae c được cho là có bề mặt đá hoặc là một thế giới nước, qua đó được cho là có thể có khả năng phát triển sự sống.

Hành tinh này được gọi là "Siêu Trái Đất" bởi có đường kính gấp 2,14 lần và khối lượng gấp 4,82 lần Trái Đất. Trong khi đó, hành tinh LHS 3844 b được gọi là "Trái Đất nóng" và được cho là nơi khó có thể phát triển sự sống.

Vệ tinh khảo sát TESS sẽ hoạt động trong 2 năm với kinh phí 337 triệu USD và có nhiệm vụ khảo sát 200.000 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời, cũng như tìm kiếm cách hành tinh quay quanh chúng.

TESS được thiết kế để tiếp nối sứ mệnh của kính viễn vọng không gian Kepler. Sau 20 năm hoạt động, Kepler đã phát hiện 3.700 hành tinh mới và đang cạn kiệt nhiên liệu.

Theo baotintuc.vn

Đọc thêm

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.
Mỹ phê duyệt vaccine cúm dạng xịt

Mỹ phê duyệt vaccine cúm dạng xịt

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA chấp thuận vaccine cúm dạng xịt FluMist do AstraZeneca sản xuất, có thể tự tiêm, không cần nhân viên y tế hỗ trợ.