Bánh tu hú - tên gọi dân dã đã gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ người dân Hà Tĩnh. Dù trong đời sống hôm nay xuất hiện nhiều món quà vặt mới lạ nhưng nhiều người vẫn tìm về ký ức ngày thơ bé với món bánh mang hương vị quê nhà.
Với trẻ em Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng, tết Trung thu luôn là một thế giới rực rỡ, thần tiên. Ký ức mỗi mùa trăng đã nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta lớn lên cùng năm tháng.
Cuộc đời của mỗi con người tựa như cánh cửa, ta ở trong hay ngoài, lòng bình yên hay vẫn gợn nhiều nỗi lo toan thì khi đất trời mây nước bảng lảng cái lạnh sẽ sàng, khi cuối những con đường, sắc xuân tươi mới bừng lên rực rỡ, lòng cũng rưng rưng một nỗi niềm khó tả.
Trước đây, trong mái bếp của mỗi gia đình, ngoài chỗ để mắm muối và đun nấu, thì bao giờ cũng có một gian rộng chuyên dùng đựng thóc lúa, giần sàng, chiếc cối giã gạo cùng chiếc cối xay thóc được làm bằng tre.
Có những ngày tôi thấy mình thật lạ, ngồi ngẩn ngơ nhớ về những ký ức xa xưa. Như hôm nay tôi mơ về miền Trung thu tuổi thơ ánh trăng rằm gõ cửa. Mắt tít cười, tay cầm chiếc đèn ông sao.
Khu vườn nhà tôi có nhiều loại cây, nhưng mít là nhiều hơn cả. Vào mùa hè, quả mít bám trên thân cây, đu đưa treo mình trên cành trông đến là vui mắt. Rồi mùi mít chín thơm tho lan theo làn gió.
Sinh ra và lớn lên ở thành phố nhưng con vẫn có một tuổi thơ được theo chân các anh chị đi tắm đê, thả diều trong mỗi dịp hè, để từ đó con không bỡ ngỡ với những con trâu già gặm cỏ bờ đê hay bông lúa vàng làm nên hạt gạo trắng dẻo thơm con ăn mỗi ngày...
Tôi sinh ra ở một làng nhỏ bên bờ sông Lam. Từ khi còn rất nhỏ tôi đã thuộc lòng những con nước xuống, triều lên, nghe được tiếng búng nước của các loài cá tôm quen thuộc...
Tôi đã băng qua tuổi thơ hơn hai mươi năm có lẻ, cũng là hơn hai mươi mùa nắng tháng Ba đượm mật, nắng tháng Tư trong leo lẻo. Lạ thay trong màu nắng giao mùa ấy, những mùa nhót tuổi thơ trong tôi cứ luôn hiện hữu, đẹp tựa như những giấc mơ.
Chiều 30 tết, gian nhà nhỏ của gia đình tôi luôn phảng phất trong mùi thơm ấm áp của hương trầm, quyện trong mùi hương nồng ấm của nồi nước lá thơm mẹ đã chuẩn bị sẵn cho cả nhà tắm để đón giao thừa.
Tháng Chạp, khi vạt hoa lay ơn trước sân nhà bắt đầu nhú búp, trong lòng tôi lại nhớ đến bao nhiêu ngày tết trong ký ức. Nhớ nhất là kỷ niệm về “bữa tiệc đụng lợn” rồi lại lẩm nhẩm: “Số cô chẳng giàu thì nghèo/ Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà”.
Xa lắm rồi tuổi thơ tôi những tháng ngày gian khó, xa lắm rồi những phút giây cả nhà ngồi quây quần bên rổ khoai lang nghi ngút khói lam chiều. Chiều thu qua phố, bất chợt gặp lại mùi khoai nướng, miền ký ức tuổi thơ lại trở về ăm ắp.
Mùa thu, mùa của những nỗi niềm tĩnh lặng, trong veo. Trong không gian dịu dàng của mùa thu, ký ức những ngày thơ bé hằng tin cổ tích lại trở về mang theo bao nhiêu ngọt ngào, mê đắm.
Tháng 9 về mang theo những cơn gió heo may nhè nhẹ. Độ này, chỉ cần một cơn mưa ghé đến, cỏ may đã bắt đầu rộ lên khắp lối đi về. Những đóa cỏ may của đồng quê dân dã là thế, vậy mà, người đi xa ai cũng nhớ về.
Vậy là tháng Tư đã về! Không chỉ qua tờ lịch mà còn cảm nhận được qua tiết trời thay đổi. Thời tiết chuyển dần từ những hạt mưa phùn lất phất của mùa xuân sang những sợi nắng vàng ươm của mùa hạ.
Tháng ba chạm ngõ, ở phố mà lòng tôi bồn chồn khôn nguôi. Là bởi ký ức đang rưng rưng với màu hoa xoan tím quê nhà. Loài hoa mộc mạc, giản dị vương vít đầy khắp ngõ quê…
Chiều xuân, nắng mơn man trải nhẹ. Nắng vừa đủ để cỏ mướt xanh, vừa đủ để sóng sánh gợn vàng trên mặt sông lấp lóa... Khá lâu rồi tôi mới có dịp dắt con gái đi dạo trên bờ đê mướt cỏ quanh co uốn khúc theo dòng La Giang.
“Năm nay con gái ba lớn rồi, đến tuổi lấy chồng rồi. Dù lúc nào ba cũng muốn bên con gái nhưng hạnh phúc của con còn quan trọng hơn cảm nhận của ba. Ba sẽ không buồn đâu, sao buồn được khi tết năm nay ba được con gái “mừng tuổi” một chàng rể”.
Cuối chạp, khi phố phường bắt đầu chộn rộn bán mua, khi những thức quà quê kiểng theo thương lái về phố, tôi lại nao nao với ký ức về các phiên chợ tết ở quê nhà Hà Tĩnh. Thuở ấy, chợ tết chính là nơi không khí tết cổ truyền về sớm nhất và đi chợ tết là nỗi háo hức của trẻ con chúng tôi…
Chợ tết, trong ký ức nhiều người, hẳn rằng đó không chỉ là nơi giao thương buôn bán, mà đó còn là nơi chứa đựng những nét văn hóa truyền thống của quê hương, là cả một trời kỷ niệm thiêng liêng. Với nhiều người dân Hà Tĩnh, đi chợ tết luôn là một sự kiện đặc biệt dịp cuối năm.
Tự nhiên những ngày này, tôi lại hay nghĩ về thôn quê Hà Tĩnh, về cánh đồng, về vụ gặt. Mẹ tôi vẫn có thói quen vo gạo bằng cái rá đan bằng tre, dần sàng, thúng mủng bằng tre, mặc dù bây giờ đồ nhựa nhiều, lắm sắc màu, lại rẻ.
Dẫu đời sống hiện đại đã và đang "lấy" đi của trẻ em nhiều thú vui, nhưng đâu đó, bên thửa ruộng, trên bãi cỏ ven đường hay những bến nước ở những vùng quê Hà Tĩnh, ta vẫn bắt gặp những khoảnh khắc chan hòa với thiên nhiên khiến ta nhung nhớ khôn nguôi khung trời thơ dại...
Với lũ trẻ con chúng tôi ngày ấy, mùng 5/5 (âm lịch) không được gọi tên là Tết Đoan Ngọ mà chỉ tồn tại khái niệm tết "diệt sâu bọ” mà thôi. Ấy là lúc chúng tôi được người lớn làm những cái “phép” lạ lùng và ăn uống, vui chơi thỏa thích.
Những năm tháng phiêu bạt xứ người, thổn thức trong tôi là nỗi nhớ da diết bữa cơm quê dân dã, chân chất vị nắng mưa mà mẹ đã trọn lòng gửi vào đó tình yêu thương đậm đà.