Lần đầu tiên giá dầu giao dịch ở mức dưới 0 USD/thùng

Giá dầu WTI tại Mỹ lao dốc, lần đầu tiên trong lịch sử giao dịch với mức giá âm.

Đầu ngày 20/4 (theo giờ Mỹ), giá dầu thô WTI giao tháng 5 giảm tới 76%, còn 4,31 USD/thùng. Đây là mức giá thấp nhất trong lịch sử. Giá dầu Brent giao tháng 6 giảm 5,6% xuống còn 26,49 USD/thùng.

Chỉ vài giờ sau, lần đầu tiên dầu thô WTI được giao dịch với mức giá âm trong lịch sử nước Mỹ. Giá một thùng dầu WTI lúc thấp nhất ở mức khoảng -40 USD.

Điều này đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất dầu trả tiền cho người mua để tiêu thụ sản phẩm này với nỗi lo các kho dự trữ hết sức chứa vào tháng 5.

Lần đầu tiên giá dầu giao dịch ở mức dưới 0 USD/thùng

Theo Bloomberg, nhu cầu dầu đã cạn kiện do tình trạng phong tỏa vì dịch Covid-19 diễn ra trên khắp thế giới.

Theo CNBC , hợp đồng dầu thô Mỹ giao tháng 5 sẽ đáo hạn vào ngày mai (21/4) nên chịu nhiều yếu tố cực đoan từ thị trường. Trong khi đó, hợp đồng dầu WTI giao tháng 6 diễn biến tích cực hơn, chỉ giảm 10% xuống còn 22,54 USD/thùng.

Giá dầu giảm kỷ lục xảy ra trong bối cảnh lượng dầu dự trữ trong kho tại Mỹ tăng mạnh, lo ngại các kho chứa sẽ không còn chỗ trống.

Nhìn vào biểu đồ diễn biến giá dầu, Bjarne Schieldrop, chuyên gia phân tích hàng hóa tại SEB, nhận định các thương nhân dầu mỏ đang tích trữ dầu thô và đợi bán ra khi mặt hàng này tăng giá trở lại.

Lần đầu tiên giá dầu giao dịch ở mức dưới 0 USD/thùng

Công nhân làm việc trên một máy bơm dầu ở Bắc Dakota, Mỹ. Ảnh: CNBC.

Ông dự đoán trong nửa cuối năm 2020, nhu cầu tiêu thụ dầu thô trên thế giới sẽ tăng mạnh. “Đây là lý do giá trung bình của dầu Brent cho năm 2021 tăng lên mức 40 USD/thùng”, Bjarne Schieldrop nói.

Trong khi đó, Daniel Hynes, chuyên gia phân tích hàng hóa tại ANZ, cho rằng giá dầu thô vẫn sẽ còn phải chịu áp lực giảm trong thời gian tới.

Samir Madani, người sáng lập TankerTrackers, thì khẳng định Mỹ sẽ phải cắt giảm lượng lớn sản lượng khai thác để cố gắng đẩy giá dầu lên cao hơn một chút.

Trước đó, cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Saudi Arabia đã chấm dứt sau khi các quốc gia sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác gần 10%.

Cụ thể, nhóm OPEC+ sẽ cắt giảm sản lượng khai thác 9,7 triệu thùng dầu/ngày. Mỹ, Brazil và Canada cam kết trên giấy tờ cắt 3,7 triệu thùng/ngày. Thỏa thuận sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/5.

Đến sau tháng 6, mức cắt giảm 10 triệu thùng sẽ giảm xuống còn 7,6 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm, sau đó là 5,6 triệu thùng/ngày từ năm 2021 cho đến tháng 4/2022.

Hiện tại, dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều quốc gia phải áp đặt các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại. Điều này khiến nhu cầu về xăng dầu giảm chưa từng có, bên cạnh đó là các kho chứa dầu trên thế giới nhanh chóng bị lấp đầy.

Theo Zing

Đọc thêm

Israel tuyên bố "không ngừng bắn" ở Liban

Israel tuyên bố "không ngừng bắn" ở Liban

Ngày 12/11, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Israel Katz cho biết nước này sẽ tiếp tục dồn toàn lực tấn công phong trào Hezbollah tại Liban và sẽ không có lệnh ngừng bắn.
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump vượt mốc 270 phiếu đại cử tri cần thiết

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump vượt mốc 270 phiếu đại cử tri cần thiết

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, sắc đỏ (biểu tượng của đảng Cộng hòa) đã thống trị trên bản đồ bầu cử Mỹ khi ứng cử viên tổng thống Donald Trump giành chiến thắng thuyết phục trước Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ tại hầu hết các bang chiến địa.
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump tạm dẫn trước bà Harris

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump tạm dẫn trước bà Harris

Theo hãng tin Reuters, tính đến 9 giờ sáng 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa đang nới rộng khoảng cách với 154 phiếu đại cử tri, so với 30 phiếu đại cử tri dành cho bà Kamala Harris.