Mỗi mùa mưa bão, người dân xã Thạch Hải (Thạch Hà, Hà Tĩnh) lại lo lắng khi bờ bao bãi chứa chất thải ở mỏ sắt Thạch Khê bị sạt lở, bùn đất tràn ra ngoài, vùi lấp đất canh tác, các ngôi mộ và nhà dân.
Nằm trong vùng dự án mỏ sắt Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh), hệ thống thuỷ lợi nội đồng không được đầu tư nên bà con xã Đỉnh Bàn sản xuất lúa phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Như vụ mùa năm nay, bà con đứng trước nguy cơ mất trắng do thiếu nguồn nước tưới trầm trọng.
Thiếu nước sinh hoạt, đất đai bạc màu, không được cấp đất ở, không được tách thửa để “an cư lạc nghiệp”… hàng nghìn hộ dân tại huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang phải sống trong cảnh “đi không được, ở không xong” trong suốt hàng chục năm qua.
Câu hỏi “triển khai hay dừng dự án?”, không chỉ người dân Hà Tĩnh mà nhiều chuyên gia, những người đã từng tham gia dự án cũng luôn đau đáu trong lòng. Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sớm đánh giá lại thì không có cách gì khác, chủ đầu tư phải rà soát lại toàn bộ quy trình, đặc biệt là nghiêm túc tiếp thu, xem xét những phần việc, sai sót mà các chuyên gia nước ngoài khuyến cáo, chỉ ra. Tỉnh Hà Tĩnh cũng phải chứng minh một cách khoa học các lý do đề nghị dừng…
Quá trình nghiên cứu đầu tư dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã có 3 lần phải dừng lại do Liên Xô tan rã, vấn đề kỹ thuật luyện kim và không đảm bảo thời hạn hợp đồng. Trong quá trình này cũng bộc lộ nhiều sai sót. Đặc biệt, việc khoan thăm dò nước ngầm đã được các chuyên gia khuyến cáo, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện…
Vấn đề khai thác mỏ sắt Thạch Khê được người dân Hà Tĩnh cũng như cả nước rất quan tâm. Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều cuộc họp phản biện khoa học để phân tích, đánh giá trước nhiều băn khoăn, quan ngại về tính khả thi, đặc biệt là vấn đề tác động đến môi trường, xã hội của dự án...
Ao hồ bị ô nhiễm, đồng ruộng bị sa mạc hóa, nguồn nước ngầm cạn kiệt… là những hệ lụy mà hàng chục ngàn người dân vùng bãi ngang Thạch Hà, Hà Tĩnh đang gánh chịu sau gần 10 năm khai thác mỏ sắt Thạch Khê.
Trong chuyến thăm và làm việc tại Hà Tĩnh hồi tháng 1/2018, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dặn: “Để cho Thạch Hải nói riêng và Thạch Hà nói chung phát triển thì có lẽ chúng ta sẽ tạm thời để tài nguyên trong lòng đất (quặng sắt Thạch Khê) và sẽ khai thác tiềm năng về biển”.
Trên cơ sở đánh giá nghiêm túc, cân nhắc về nhiều mặt, xét thấy lợi ích lâu dài là cơ bản, xuyên suốt, tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành liên quan xem xét dừng dự án, khi nào có đủ điều kiện mới thực hiện.
“Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế” là quan điểm chỉ đạo nhất quán của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và Đảng bộ, nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong vấn đề khai thác mỏ sắt Thạch Khê (Thạch Hà).
Kể từ khi dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê triển khai (năm 2009), kế hoạch phát triển du lịch vùng biển của huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh buộc phải tạm dừng. Suốt gần thập kỷ gần như bị bỏ quên, cả vùng du lịch hấp dẫn với bãi tắm Thạch Hải, Khu du lịch sinh thái Quỳnh Viên, đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi... trở nên đìu hiu.