Dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê (bài 11): Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế!

(Baohatinh.vn) - “Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế” là quan điểm chỉ đạo nhất quán của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và Đảng bộ, nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong vấn đề khai thác mỏ sắt Thạch Khê (Thạch Hà).

VIDEO: Mỏ sắt Thạch Khê, Thạch Hà, Hà Tĩnh nhìn từ vệ tinh (KT: Công Ngọc)

Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê đã tạm dừng sau gần 10 năm bóc đất tầng phủ với nhiều hệ lụy về phát triển KT-XH. Rõ nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng quy hoạch, thu hút đầu tư, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch, phát triển đô thị; nguy cơ nhiễm mặn, hoang mạc hóa, tụt mực nước ngầm, cát bay cát chảy...

“Sau sự cố môi trường biển, cần thiết phải đặt ra yêu cầu xem xét lại quy hoạch phát triển công nghiệp, nhất là cụm công nghiệp nặng ven biển Hà Tĩnh, trong đó có mỏ sắt Thạch Khê với quan điểm phải tính toán lại sức chịu tải về môi trường dọc dải ven biển, không đánh đổi môi trường bằng mọi giá vì phát triển kinh tế” - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh khẳng định.

dung khai thac mo sat thach khe bai 11 khong danh doi moi truong lay kinh te

Khi khai thác quặng sắt, phải bơm hút nước tháo khô mỏ, nếu không có biện pháp ngăn chặn thì nước ngầm ngọt sẽ đổ về moong khai thác, gây ra sự suy giảm, cạn kiệt nước ngầm dẫn đến hạn hán ở khu vực xung quanh mỏ.

Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê nếu khởi động không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến 6 xã với 5.928 hộ, 14.716 lao động của vùng mỏ mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến 10 xã với 41.000 nhân khẩu của huyện Thạch Hà, các xã thuộc huyện Lộc Hà, thành phố Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh.

Đặc biệt, khu vực 6 xã vùng ảnh hưởng dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê có hơn 2.000 lao động sẽ thất nghiệp. Tình trạng này tác động tiêu cực đến đời sống, tâm lý người dân vùng ảnh hưởng, tiềm ẩn nguy cơ cao bất ổn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, gia tăng tệ nạn xã hội.

Việc tiếp tục triển khai dự án sẽ gặp nhiều khó khăn trong các bước tiếp theo khi thực hiện giải phóng mặt bằng, di dân với quy mô lớn (khoảng 19.000 người của 6 xã) ra khỏi phạm vi khai trường, dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến bồi thường, tái định cư, giải quyết nguồn nước sạch; ổn định sản xuất, đời sống dân sinh, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm; tái định cư hơn 3.952 hộ dân theo đúng lộ trình sẽ hết sức khó khăn.

dung khai thac mo sat thach khe bai 11 khong danh doi moi truong lay kinh te

Theo các nhà khoa học, chuyên gia của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam (VUSTA), nếu triển khai hiệu quả, dự án có thể góp phần tăng thu ngân sách, tăng trưởng kinh tế địa phương. Tuy nhiên, cần đánh giá khách quan, toàn diện trên các mặt để đảm bảo phát triển bền vững, lấy lợi ích kinh tế - xã hội của cả cộng đồng (xã hội, địa phương, dân cư...) làm mục tiêu chung. Nếu đánh giá trên khía cạnh hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp để xem xét thì hoàn toàn không đảm bảo được cho sự phát triển bền vững như Thông báo kết luận 72-TB/TW của Bộ Chính trị.

dung khai thac mo sat thach khe bai 11 khong danh doi moi truong lay kinh te

Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến 6 xã vùng mỏ mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến 10 xã, 41.000 nhân khẩu của huyện Thạch Hà, các xã thuộc huyện Lộc Hà, thành phố Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh.

Cũng theo phân tích của VUSTA, để đảm bảo hiệu quả kinh tế bền vững tại khu vực dự án này, trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cần nghiên cứu đầu tư theo hướng phát huy lợi thế để phát triển du lịch ven biển. Đây là ngành kinh tế mũi nhọn đã được Bộ Chính trị kết luận trong Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017.

dung khai thac mo sat thach khe bai 11 khong danh doi moi truong lay kinh te

Việc triển khai mỏ sắt Thạch Khê sẽ xóa sổ cả một quần thể du lịch bãi ngang Thạch Hà

Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, những nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự cố ô nhiễm môi trường là do tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ biến, nhất là trong quá trình thẩm định, xét duyệt, thực hiện các dự án đầu tư.

dung khai thac mo sat thach khe bai 11 khong danh doi moi truong lay kinh te

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà: Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, Thạch Hà, Hà Tĩnh chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn môi trường, hiệu quả KT-XH.

Để cải thiện tình hình này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã đưa ra nhiều giải pháp như: Ưu tiên lĩnh vực, công nghệ đầu tư phù hợp với quy hoạch môi trường; ưu tiên các dự án công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, bảo đảm theo đúng định hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững…

Tại hội nghị toàn quốc về bảo vệ môi trường ngày 24/8/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Đã đến lúc buộc phải thay đổi tư duy phát triển, không đánh đổi môi trường lấy kinh tế để gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của người dân”.

Vấn đề khai thác mỏ sắt Thạch Khê được người dân Hà Tĩnh cũng như cả nước rất quan tâm. Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều cuộc họp phản biện khoa học, nhiều phiên làm việc với các bộ, ngành trung ương để phân tích, đánh giá trước nhiều băn khoăn, quan ngại về tính khả thi, đặc biệt là vấn đề tác động đến môi trường, xã hội của dự án. Vì vậy, tháng 12/2016, Hà Tĩnh đã có văn bản gửi Chính phủ đề nghị tạm dừng dự án.

Chủ đề Mỏ sắt Thạch Khê

Đọc thêm

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Theo các chuyên gia, giá vàng hạ nhiệt do đồng USD mạnh lên sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng thời chịu áp lực do lập trường ủng hộ bitcoin của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay khó giảm thêm vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/11 của Báo Hà Tĩnh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.