Mục sở thị cắt lộc nhung hươu ở miền núi thơm Hà Tĩnh
Tôi là Nguyễn Thái Sơn (SN 1979) - trưởng một nhóm cắt nhung hươu với 4 người ở thôn Cửa Nương, xã Sơn Phú, huyện Hương Sơn. Mấy năm trở lại đây, khi nghề nuôi hươu phát triển mạnh, nhiều tốp thợ chuyên đi cắt nhung như chúng tôi được hình thành và hoạt động sôi nổi theo thời vụ.
Tôi là Nguyễn Thái Sơn (SN 1979) - trưởng một nhóm cắt nhung hươu với 4 người ở thôn Cửa Nương, xã Sơn Phú, huyện Hương Sơn. Mấy năm trở lại đây, khi nghề nuôi hươu phát triển mạnh, nhiều tốp thợ chuyên đi cắt nhung như chúng tôi được hình thành và hoạt động sôi nổi theo thời vụ.
Mùa thu hoạch nhung hươu ở Hương Sơn bắt đầu từ tết Nguyên đán và kéo dài rải rác đến tháng 5 âm lịch, nhưng rộ nhất là tháng Giêng và tháng 2 âm lịch, đây cũng là giai đoạn mà công việc cắt nhung hươu vào mùa bận rộn nhất. Bởi vậy, không chỉ nhóm của tôi đều tay từ sáng tới tối mà nhiều nhóm cắt nhung hươu khác cũng kín lịch.
Mùa thu hoạch nhung hươu ở Hương Sơn bắt đầu từ tết Nguyên đán và kéo dài rải rác đến tháng 5 âm lịch, nhưng rộ nhất là tháng Giêng và tháng 2 âm lịch, đây cũng là giai đoạn mà công việc cắt nhung hươu vào mùa bận rộn nhất. Bởi vậy, không chỉ nhóm của tôi đều tay từ sáng tới tối mà nhiều nhóm cắt nhung hươu khác cũng kín lịch.
Đang vào mùa “hái” lộc nhung hươu nên thời điểm này, trung bình mỗi ngày, nhóm của tôi nhận cắt khoảng 6 - 8 cặp nhung hươu với tiền công khoảng 300 - 400 nghìn/cặp. Hôm nay, nhóm tôi đến cắt nhung hươu cho gia đình ông Phạm Văn Thành ở cùng thôn Cửa Nương.
Đang vào mùa “hái” lộc nhung hươu nên thời điểm này, trung bình mỗi ngày, nhóm của tôi nhận cắt khoảng 6 - 8 cặp nhung hươu với tiền công khoảng 300 - 400 nghìn/cặp. Hôm nay, nhóm tôi đến cắt nhung hươu cho gia đình ông Phạm Văn Thành ở cùng thôn Cửa Nương.
Trước khi “hái” lộc nhung, nhóm chúng tôi phải chuẩn bị lá hoàng xà (cỏ lào) giã nhuyễn để sau khi cắt nhung sẽ đắp vào vết cắt nhằm giúp cho phần nhung vừa bị cắt nhanh chóng ổn định, đảm bảo sức khỏe cho hươu. Đây được xem là vị thuốc quý để tái tạo những cặp nhung mới.
Trước khi “hái” lộc nhung, nhóm chúng tôi phải chuẩn bị lá hoàng xà (cỏ lào) giã nhuyễn để sau khi cắt nhung sẽ đắp vào vết cắt nhằm giúp cho phần nhung vừa bị cắt nhanh chóng ổn định, đảm bảo sức khỏe cho hươu. Đây được xem là vị thuốc quý để tái tạo những cặp nhung mới.
Giống như những nhóm thợ khác, để cắt được nhung hươu, nhóm của tôi phải chuẩn bị dây thừng, gậy để bắt hươu và dụng cụ không thể thiếu là chiếc cưa sắt nhỏ sắc bén.
Giống như những nhóm thợ khác, để cắt được nhung hươu, nhóm của tôi phải chuẩn bị dây thừng, gậy để bắt hươu và dụng cụ không thể thiếu là chiếc cưa sắt nhỏ sắc bén.
Để tiệt trùng, đảm bảo cho hươu không bị các vi sinh vật xâm nhập, gây viêm nhiễm tại vết thương, trước khi cắt nhung, chúng tôi rửa sạch lưỡi cưa bằng rượu trắng có nồng độ cao.
Để tiệt trùng, đảm bảo cho hươu không bị các vi sinh vật xâm nhập, gây viêm nhiễm tại vết thương, trước khi cắt nhung, chúng tôi rửa sạch lưỡi cưa bằng rượu trắng có nồng độ cao.
Tiếp đó là cố định con hươu trong chuồng để nhóm cắt nhung dễ dàng tiếp cận. Anh Nguyễn Văn Hùng (SN 1975) - một người trong nhóm thợ, có sức khỏe tốt, với gần 4 năm kinh nghiệm, được phân công nhiệm vụ đòi hỏi sự khéo léo là dùng dây để cố định chân của hươu.
Tiếp đó là cố định con hươu trong chuồng để nhóm cắt nhung dễ dàng tiếp cận. Anh Nguyễn Văn Hùng (SN 1975) - một người trong nhóm thợ, có sức khỏe tốt, với gần 4 năm kinh nghiệm, được phân công nhiệm vụ đòi hỏi sự khéo léo là dùng dây để cố định chân của hươu.
Sau khi cố định được chân của hươu, 4 người chúng tôi sẽ cùng nhau thực hiện ngay các thao tác khống chế, giữ chặt hươu. Để đảm bảo an toàn cho người và hươu, các động tác phải được thực hiện nhanh, gọn và dứt khoát. Đây được xem là công đoạn khó nhất vì hươu là loại động vật rất nhanh, khỏe, lại có bộ guốc rất sắc.
Sau khi cố định được chân của hươu, 4 người chúng tôi sẽ cùng nhau thực hiện ngay các thao tác khống chế, giữ chặt hươu. Để đảm bảo an toàn cho người và hươu, các động tác phải được thực hiện nhanh, gọn và dứt khoát. Đây được xem là công đoạn khó nhất vì hươu là loại động vật rất nhanh, khỏe, lại có bộ guốc rất sắc.
Bước tiếp theo là cố định đầu hươu cho quá trình cắt nhung diễn ra thuận lợi. Việc này được thực hiện bằng chiếc khóa mõm tự chế - dụng cụ “gia truyền” của các nhóm cắt nhung hươu có hình chữ T (được làm từ gỗ có vòng đai) để “khóa mõm” con vật.
Bước tiếp theo là cố định đầu hươu cho quá trình cắt nhung diễn ra thuận lợi. Việc này được thực hiện bằng chiếc khóa mõm tự chế - dụng cụ “gia truyền” của các nhóm cắt nhung hươu có hình chữ T (được làm từ gỗ có vòng đai) để “khóa mõm” con vật.
Anh Phạm Văn Quốc (SN 1971) là người đảm nhận vị trí giữ 2 chân trước của hươu để con vật không thể đá chân gây nguy hiểm cho những người còn lại. Để đảm bảo an toàn, anh Quốc phải dùng sợ dây dù buộc 2 chân trước của hươu.
Anh Phạm Văn Quốc (SN 1971) là người đảm nhận vị trí giữ 2 chân trước của hươu để con vật không thể đá chân gây nguy hiểm cho những người còn lại. Để đảm bảo an toàn, anh Quốc phải dùng sợ dây dù buộc 2 chân trước của hươu.
Trong khi đó, anh Trần Văn Phú (SN 1984) giữ 2 chân sau của hươu. Loài hươu sao có chân rất khỏe nên trong quá trình cắt nhung, anh Phú phải dùng thêm dây để trói 2 chân sau, đồng thời ghì chặt thân sau của hươu nhằm đảm bảo quá trình cắt nhung diễn ra an toàn nhất.
Trong khi đó, anh Trần Văn Phú (SN 1984) giữ 2 chân sau của hươu. Loài hươu sao có chân rất khỏe nên trong quá trình cắt nhung, anh Phú phải dùng thêm dây để trói 2 chân sau, đồng thời ghì chặt thân sau của hươu nhằm đảm bảo quá trình cắt nhung diễn ra an toàn nhất.
Khi hươu đã được cố định đầu và chân, chúng tôi bắt đầu dùng lưỡi cưa nhỏ sắc bén để cắt nhung. Công việc cắt nhung hươu tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi người cắt phải có kinh nghiệm, sức khỏe, nhanh nhẹn và khéo tay mới làm được.
Khi hươu đã được cố định đầu và chân, chúng tôi bắt đầu dùng lưỡi cưa nhỏ sắc bén để cắt nhung. Công việc cắt nhung hươu tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi người cắt phải có kinh nghiệm, sức khỏe, nhanh nhẹn và khéo tay mới làm được.
Những người thợ sẽ dùng lá hoàng xà đã giã nhuyễn trước đó đắp lên chỗ cắt và dùng vải hoặc lá chuối đã rửa sạch để bọc nhung lại. Thao tác này nhằm giúp cho phần đế nhung còn lại không bị nhiễm trùng, đảm bảo sức khỏe cho hươu cũng như giúp nhung tái tạo tốt hơn.
Những người thợ sẽ dùng lá hoàng xà đã giã nhuyễn trước đó đắp lên chỗ cắt và dùng vải hoặc lá chuối đã rửa sạch để bọc nhung lại. Thao tác này nhằm giúp cho phần đế nhung còn lại không bị nhiễm trùng, đảm bảo sức khỏe cho hươu cũng như giúp nhung tái tạo tốt hơn.
Việc bọc đế nhung hươu cũng được thực hiện hết sức cẩn thận, đúng kỹ thuật. Yêu cầu đặt ra là phải chắc chắn để tránh hươu làm rơi miếng bọc, nhưng cũng phải có một độ lỏng nhất định để vài tiếng sau khi cắt miếng bọc sẽ tự rơi ra - lúc đó vết cắt đã được cầm máu và khô lại.
Việc bọc đế nhung hươu cũng được thực hiện hết sức cẩn thận, đúng kỹ thuật. Yêu cầu đặt ra là phải chắc chắn để tránh hươu làm rơi miếng bọc, nhưng cũng phải có một độ lỏng nhất định để vài tiếng sau khi cắt miếng bọc sẽ tự rơi ra - lúc đó vết cắt đã được cầm máu và khô lại.
Nhung hươu cắt xong sẽ được chúng tôi bọc lại cẩn thận để tránh việc máu bị chảy ra, giúp cho quá trình vận chuyển sạch sẽ và nhung nhìn sẽ đẹp mắt hơn.
Nhung hươu cắt xong sẽ được chúng tôi bọc lại cẩn thận để tránh việc máu bị chảy ra, giúp cho quá trình vận chuyển sạch sẽ và nhung nhìn sẽ đẹp mắt hơn.
Cặp nhung hươu chúng tôi cắt đã mọc được 44 ngày - thời điểm nhung đạt giá trị cao nhất. Nếu để qua ngày thứ 50 thì nhung hươu sẽ dần bị hóa sừng, còn nếu cắt quá sớm trước 40 ngày thì nhung lại quá non, hiệu quả sử dụng chưa cao và giá trị kinh tế cũng giảm khi nhung chưa đủ trọng lượng tốt nhất.
Cặp nhung hươu chúng tôi cắt đã mọc được 44 ngày - thời điểm nhung đạt giá trị cao nhất. Nếu để qua ngày thứ 50 thì nhung hươu sẽ dần bị hóa sừng, còn nếu cắt quá sớm trước 40 ngày thì nhung lại quá non, hiệu quả sử dụng chưa cao và giá trị kinh tế cũng giảm khi nhung chưa đủ trọng lượng tốt nhất.
Đây là một cặp nhung đẹp, được gọi là “nhung yên ngựa” vì được phân ra 2 nhánh lớn nhỏ cân bằng và đối xứng. Màu sắc của nhung tươi mới, có sự hồng hào của máu, bên ngoài có lớp lông tơ mềm. Những cặp nhung như vậy sẽ có giá trị dinh dưỡng rất cao.
Đây là một cặp nhung đẹp, được gọi là “nhung yên ngựa” vì được phân ra 2 nhánh lớn nhỏ cân bằng và đối xứng. Màu sắc của nhung tươi mới, có sự hồng hào của máu, bên ngoài có lớp lông tơ mềm. Những cặp nhung như vậy sẽ có giá trị dinh dưỡng rất cao.
Cặp nhung này có trọng lượng 1kg, với giá bán 1,1 triệu đồng/lượng, gia đình ông Phạm Văn Thành thu về 11 triệu đồng. Sắp tới, ông Thành sẽ cắt tiếp 2 cặp nhung nữa. Tính ra, mùa lộc nhung năm nay, gia đình ông có nguồn thu hơn 30 triệu đồng.
Cặp nhung này có trọng lượng 1kg, với giá bán 1,1 triệu đồng/lượng, gia đình ông Phạm Văn Thành thu về 11 triệu đồng. Sắp tới, ông Thành sẽ cắt tiếp 2 cặp nhung nữa. Tính ra, mùa lộc nhung năm nay, gia đình ông có nguồn thu hơn 30 triệu đồng.
Mỗi ngày, nhóm thợ chúng tôi có thể cắt được khoảng 5 cặp nhung hươu, giai đoạn cao điểm cả nhóm cắt được 8 - 10 cặp. Nghề cắt nhung hươu tuy là nghề phụ, theo thời vụ, nhưng đã giúp những người nông dân như chúng tôi có thêm nguồn thu nhập khá lúc nông nhàn.
Mỗi ngày, nhóm thợ chúng tôi có thể cắt được khoảng 5 cặp nhung hươu, giai đoạn cao điểm cả nhóm cắt được 8 - 10 cặp. Nghề cắt nhung hươu tuy là nghề phụ, theo thời vụ, nhưng đã giúp những người nông dân như chúng tôi có thêm nguồn thu nhập khá lúc nông nhàn.
Với tổng đàn hươu toàn huyện Hương Sơn hiện đạt hơn 38.000 con, dự kiến dịp đầu năm nay, có khoảng 9.000 con hươu cho thu hoạch nhung với sản lượng đạt khoảng trên 4 tấn, tổng thu nhập khoảng 46 tỷ đồng. Với nguồn lộc dồi dào này, không chỉ người nuôi có thu nhập lớn mà những người làm nghề “hái” lộc nhung cũng được mùa.
Với tổng đàn hươu toàn huyện Hương Sơn hiện đạt hơn 38.000 con, dự kiến dịp đầu năm nay, có khoảng 9.000 con hươu cho thu hoạch nhung với sản lượng đạt khoảng trên 4 tấn, tổng thu nhập khoảng 46 tỷ đồng. Với nguồn lộc dồi dào này, không chỉ người nuôi có thu nhập lớn mà những người làm nghề “hái” lộc nhung cũng được mùa.