"Mục sở thị" tuyến đê trọng yếu bảo vệ cho hơn 300.000 người dân Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Đê La Giang bảo vệ an toàn cho 301.653 người dân, 48.401 ha đất canh tác và cơ sở hạ tầng kỹ thuật quan trọng của nhiều địa phương ở Hà Tĩnh.

de-la-giang-4.jpg
Đê La Giang nằm ở bờ hữu sông La dài 19,2 km, đi qua địa phận huyện Đức Thọ (15,7 km) và TX Hồng Lĩnh (3,5 km). Tuyến đê được xây dựng từ năm 1934, thi công qua nhiều giai đoạn với hình thức đắp tôn cao, áp trúc, mở rộng bằng thủ công và cơ giới.
de-la-giang-19.jpg
Tuyến đê được phân cấp quản lý theo địa giới hành chính, trong đó đoạn từ K0 đến K15+600 do UBND huyện Đức Thọ chịu trách nhiệm, đoạn từ K15+600 đến K19+200 do UBND TX Hồng Lĩnh chịu trách nhiệm, Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Hà Tĩnh trực tiếp quản lý 7 cống dưới đê. Trong ảnh: Đoạn đê giao cắt với quốc lộ 1 ở phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh.
de-la-giang-15.jpg
de-la-giang-14a.jpg
de-la-giang-3.jpg
de-la-giang-6.jpg
Trong 19,2 km chiều dài của đê La Giang có 12,31 km đã được bê tông hóa, còn 5,79 km chưa được gia cố. Theo tài liệu khảo sát địa chất, trên tuyến đê La Giang có 2 loại nền đê đặc trưng là đoạn đê nền cát có hệ số thấm lớn và đoạn đê có nền đất mềm yếu.
de-la-giang-12c.jpg
de-la-giang-12d.jpg
Toàn tuyến đê La Giang có 8 cống dưới đê, trong đó có 4 cống tưới kết hợp tiêu và 4 cống trạm bơm qua đê. Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh trực tiếp quản lý vận hành 7 cống, còn lại 1 cống tưới trạm bơm Đức Nhân do UBND huyện Đức Thọ quản lý vận hành. Trong ảnh: Cống Trung Lương ở phường Trung Lương được xây dựng mới năm 2000 với quy mô cống 1 cửa, hệ thống đóng mở được vận hành bằng tời điện 10 tấn.
Video: Vận hành cống Trung Lương.
de-la-giang-17.jpg
Tuyến đê La Giang bảo vệ an toàn cho 301.653 người dân, 48.401 ha đất canh tác và cơ sở hạ tầng kỹ thuật quan trọng thuộc địa bàn các huyện Đức Thọ, TX Hồng Lĩnh, Can Lộc, Lộc Hà và Bắc Thạch Hà.
de-la-giang-0.jpg
de-la-giang.jpg
Năm 1978 xuất hiện lũ lớn nhất trên sông La kể từ khi hình thành đê La Giang. Mực nước lũ hoàn nguyên năm 1978 tại K2+00 là 8,10m. Lũ năm 1978 xảy ra tuy lớn song trong thời gian ngắn, lũ rút nhanh, thời tiết không phức tạp nên công tác hộ đê không gặp quá nhiều khó khăn.
de-la-giang-04.jpg
Quy mô đê La Giang đã được đầu tư nâng cấp lớn hơn nhiều so với trước đây nhưng với tình hình thiên tai, lũ lụt ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường thì công tác hộ đê La Giang mùa lũ vẫn luôn được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Trong ảnh: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu cùng đoàn công tác đi kiểm tra công tác PCTT&TKCN đê La Giang vào ngày 1/7.
de-la-giang-0a.jpg
de-la-giang-03.jpg
de-la-giang-0aa.jpg
de-la-giang-01.jpg
Để đảm bảo an toàn cho đê La Giang, trước mùa mưa lũ hằng năm, công trình đã được các địa phương, đơn vị kiểm tra đánh giá thực trạng theo phân cấp quản lý và xây dựng phương án bảo vệ. Các đơn vị, địa phương cũng chuẩn bị vật tư như: đá hộc, đá dăm, cát, bao tải, rọ thép, vải lọc, bạt chắn sóng, phên tre, tre, bao tải... để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố.
de-la-giang-11a.jpg
de-la-gianga.jpg
Trên tuyến đê La Giang có cầu Hưng Đức vượt sông Lam nối tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh của tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt. Tính tới thời điểm hiện tại, Hưng Đức là cây cầu dài nhất trên tuyến cao tốc Bắc - Nam.
de-la-giang-2.jpg
Dọc tuyến đê La Giang có nhiều khu dân cư, vậy nên, để tạo thuận lợi cho người dân lưu thông, ngành chức năng đã thiết kế, xây dựng nhiều điểm kết nối với đường địa phương.
de-la-giang-1a.jpg
Tuyến đường hành lang chân đê La Giang hiện đã đổ bê tông, thảm nhựa được 16,12 km, góp phần cho người và phương tiện qua lại thuận tiện. Việc đổ bê tông, thảm nhựa đường hành lang chân đê còn giúp quá trình kiểm tra, rà soát, ứng phó dễ dàng hơn nếu đê La Giang xảy ra sự cố.
Video: Cận cảnh tuyến đê La Giang từ trên cao.

Chủ đề Thiên tai - bão lũ

Chủ đề Hạn hán - Thiên tai

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.