Mỹ và NATO hoãn thực thi CFE

Mỹ cùng các đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chính thức tạm hoãn việc thực thi các nghĩa vụ theo Hiệp ước Kiểm soát lực lượng vũ trang thông thường tại châu Âu (CFE) từ ngày 7-12 tới.

Không còn phù hợp thực tế

Quyết định trên được đưa ra sau khi Nga rút khỏi CFE - thỏa thuận ra đời nhằm giảm leo thang xung đột tiềm tàng giữa Nga và phương Tây. Thông báo của Nhà Trắng nêu rõ quyết định này được đưa ra sau khi có sự tham vấn và phối hợp chặt chẽ với các đồng minh NATO. Nhiều nước thành viên CFE không tham gia NATO cũng ủng hộ việc hoãn thi hành CFE.

Nhắc lại tuyên bố chung đưa ra tại trụ sở NATO, Mỹ và các đồng minh cho rằng việc tạm hoãn thực thi nghĩa vụ của CFE sẽ giúp “tăng cường năng lực răn đe và khả năng phòng thủ” của NATO. Mặt khác, Mỹ cùng các đồng minh NATO và các đối tác tiếp tục khẳng định cam kết đối với việc kiểm soát hiệu quả các loại vũ khí thông thường, coi đó là một phần then chốt của an ninh châu Âu - Đại Tây Dương; tiếp tục các biện pháp nhằm tăng cường an ninh và ổn định ở châu Âu, giảm thiểu rủi ro, ngăn ngừa hiểu nhầm, tránh xung đột và xây dựng lòng tin.

Chính phủ Na Uy cũng đã quyết định tạm thời đình chỉ việc tham gia CFE. Quyết định của Mỹ và NATO được đưa ra ngay sau khi Nga chính thức rút khỏi CFE, cáo buộc Mỹ gây nguy hại cho an ninh thời hậu chiến tranh lạnh bằng việc mở rộng liên minh NATO. Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Hiệp ước CFE ở dạng ban đầu đã không còn phù hợp với thực tế. Việc Phần Lan gia nhập NATO cũng như việc Thụy Điển nộp đơn gia nhập có nghĩa là hiệp ước đã chết. Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Nga ngày 7-11, thủ tục rút Nga khỏi CFE đã hoàn tất và văn kiện này không còn hiệu lực đối với Moscow.

Lý do của các bên

Đây là vụ mới nhất trong một loạt căng thẳng gia tăng giữa NATO và Nga kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine bùng phát vào tháng 2-2022. CFE được ký năm 1990 và được phê chuẩn hai năm sau đó, để giảm căng thẳng giữa các đối thủ trong chiến tranh lạnh bằng cách hạn chế việc tăng cường quân sự ở biên giới ở châu Âu.

Theo giới quan sát, xung đột ở Ukraine đã gây ra cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong quan hệ giữa Nga với phương Tây kể từ sau chiến tranh lạnh. Trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ, ở giai đoạn này, không thể có thỏa thuận nào với các quốc gia thuộc NATO, vì các nước trong khối cho thấy họ không có khả năng đàm phán.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cuối tuần trước cho biết quan hệ Nga với Mỹ đang ở mức dưới 0. Còn theo cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan, xung đột tại Ukraine và việc nước này rút khỏi hiệp ước đã “thay đổi cơ bản” các hoàn cảnh liên quan đến nó và làm thay đổi nghĩa vụ của các bên tham gia.

Trong khi đó, phát biểu khai mạc cuộc họp của Thư ký Hội đồng An ninh Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) tại Moscow ngày 8-11,Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev cho rằng nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học ngày càng gia tăng do hành động của Mỹ.

Theo SGGP

Đọc thêm

Israel tuyên bố "không ngừng bắn" ở Liban

Israel tuyên bố "không ngừng bắn" ở Liban

Ngày 12/11, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Israel Katz cho biết nước này sẽ tiếp tục dồn toàn lực tấn công phong trào Hezbollah tại Liban và sẽ không có lệnh ngừng bắn.
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump vượt mốc 270 phiếu đại cử tri cần thiết

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump vượt mốc 270 phiếu đại cử tri cần thiết

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, sắc đỏ (biểu tượng của đảng Cộng hòa) đã thống trị trên bản đồ bầu cử Mỹ khi ứng cử viên tổng thống Donald Trump giành chiến thắng thuyết phục trước Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ tại hầu hết các bang chiến địa.
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump tạm dẫn trước bà Harris

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump tạm dẫn trước bà Harris

Theo hãng tin Reuters, tính đến 9 giờ sáng 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa đang nới rộng khoảng cách với 154 phiếu đại cử tri, so với 30 phiếu đại cử tri dành cho bà Kamala Harris.