Nâng cao hiệu quả kết nối, tiêu thụ nông sản cho nông dân Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân cùng thảo luận, hiến kế tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối, tiêu thụ nông sản cho hội viên, nông dân Hà Tĩnh.

Nâng cao hiệu quả kết nối, tiêu thụ nông sản cho nông dân Hà Tĩnh

Chiều 31/12, Hội Nông dân Hà Tĩnh tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối, tiêu thụ nông sản cho hội viên, nông dân".

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án hỗ trợ Việt Nam thực hiện thoả thuận Paris, hợp phần thích ứng dựa vào hệ sinh thái tại Hà Tĩnh do Trung tâm Nghiên cứu Nông lâm Quốc tế phối hợp tài trợ.

Nâng cao hiệu quả kết nối, tiêu thụ nông sản cho nông dân Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Trần Trung Thành báo cáo đề dẫn hội thảo.

Xác định tầm quan trọng của việc hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản cho hội viên, nông dân, nhất là trong những thời điểm khó khăn về đầu ra sản phẩm, thời gian qua, các cấp hội nông dân Hà Tĩnh đã tích cực, chủ động trong công tác tuyên truyền các chính sách, hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm.

Phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu cho tỉnh tổ chức lễ hội cam và các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu Hà Tĩnh và chương trình OCOP hằng năm.

Hội Nông dân các cấp cũng đã tích cực vận động hội viên, nông dân thành lập các THT, HTX liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Thường xuyên có gian hàng tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.

Nâng cao hiệu quả kết nối, tiêu thụ nông sản cho nông dân Hà Tĩnh

Giám đốc Siêu thị Coopmart Hà Tĩnh Nguyễn Thị Thu Hằng: Để được đưa vào hệ thống siêu thị thì đòi hỏi người dân cần duy trì tốt các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP, đồng thời đáp ứng chất lượng sản phẩm, mẫu mã đẹp, giá hợp lý.

Hội Nông dân tỉnh đã thực hiện đề án xây dựng chuỗi cửa hàng nông sản an toàn trên địa bàn toàn tỉnh. Đến nay, có 18 cửa hàng đi vào hoạt động tại các huyện, thành phố, thị xã.

Chuỗi cửa hàng nông sản an toàn từng bước đã trở thành chỗ dựa tin cậy của người sản xuất và người tiêu dùng; thường xuyên giới thiệu, quảng bá, kết nối các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Hà Tĩnh ra thị trường trong và ngoài tỉnh, thực hiện có hiệu quả kết nối tiêu thụ các sản phẩm, nhất là trong thời điểm hội viên, nông dân gặp khó khăn về đầu ra do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng tập trung phân tích một số vấn đề liên quan đến những khó khăn, bất cập trong kết nối, tiêu thụ sản phẩm như: bà con nông dân Hà Tĩnh vẫn đang loay hoay với bài toán “được mùa mất giá, được giá thì mất mùa”; nhiều nông sản có chất lượng của nông dân Hà Tĩnh chưa được thị trường biết đến, sức tiêu thụ thấp; nông sản Hà Tĩnh trong các siêu thị, chuỗi cửa hàng, nhà hàng rất hạn chế...

Nâng cao hiệu quả kết nối, tiêu thụ nông sản cho nông dân Hà Tĩnh

Giám đốc CED Central Hà Tĩnh Phạm Dung: Trong thời gian tới, chúng tôi hướng đến kinh doanh các nông sản hữu cơ, nông sản trồng theo hướng hữu cơ và mong muốn kết nối tiêu thụ với các đơn vị đáp ứng các tiêu chí sản xuất hữu cơ.

Bên cạnh đó, thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là dịch COVID-19 tác động lớn đến khâu tiêu thụ... Việc hỗ trợ hội viên, nông dân tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu và hỗ trợ tiêu thụ nông sản mặc dù đạt nhiều kết quả nhưng vẫn chưa đồng bộ và thường xuyên; liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản chưa được phát huy mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Các đại biểu đã tham gia góp ý, hiến kế nhằm tìm ra các giải pháp thực hiện trong tổ chức sản xuất cũng như hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá và hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản Hà Tĩnh trong thời gian tới nhằm đáp ứng sự kỳ vọng của hội viên, nông dân cũng như nhu cầu của thị trường.

Nâng cao hiệu quả kết nối, tiêu thụ nông sản cho nông dân Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hương Khê Lê Thị Nhung Tuyết: Các cấp chính quyền cần kiểm soát tốt công tác cấp, sử dụng tem nhãn, tránh để các sản phẩm trôi nổi, kém chất lượng làm ảnh hưởng đến thương hiệu nông sản.

Nhiều ý kiến cho rằng, các cấp hội cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn hội viên, nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp để tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái; trong đó chú trọng sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu,... nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, tạo sức cạnh tranh tốt với nông sản các tỉnh, đảm bảo uy tín trong liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản của hội viên, nông dân.

Nâng cao hiệu quả kết nối, tiêu thụ nông sản cho nông dân Hà Tĩnh

Ông Trần Đình Chiến - đại diện Cửa hàng nông sản an toàn Chiến Sơn (huyện Hương Sơn): Nên biến nguy cơ thành thích ứng với đại dịch COVID -19 bằng cách tăng cường chuyển đổi số, đưa các sản phẩm nông sản sạch lên các sàn thương mại điện tử, từng bước chuyển từ phương pháp bán hàng truyền thống sang hiện đại, từ offline sang online.

Làm tốt công tác dự báo, thông tin, quy hoạch, quản lý quy hoạch trong phát triển nông sản hàng hóa. Điều này sẽ giúp người nông dân từng bước khắc phục được việc sản xuất theo tâm lý đám đông, dẫn đến “được mùa nhưng mất giá”, buộc phải bán tháo hoặc đổ bỏ sản phẩm mình làm ra.

Nâng cao hiệu quả kết nối, tiêu thụ nông sản cho nông dân Hà Tĩnh

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Nông dân tỉnh Nguyễn Tiến Anh: Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn hội viên, nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp để tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái.

Các cấp chính quyền cần kiểm soát tốt công tác cấp, sử dụng tem nhãn tránh để các sản phẩm trôi nổi, kém chất lượng làm ảnh hưởng đến thương hiệu nông sản. Đẩy mạnh việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp góp phần quan trọng thay đổi phương thức sản xuất, giải phóng sức lao động, giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm…

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Theo các chuyên gia, giá vàng hạ nhiệt do đồng USD mạnh lên sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng thời chịu áp lực do lập trường ủng hộ bitcoin của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay khó giảm thêm vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/11 của Báo Hà Tĩnh.
“Nổi sóng” chung cư, dòng tiền đầu tư hướng về các tỉnh

“Nổi sóng” chung cư, dòng tiền đầu tư hướng về các tỉnh

Chung cư đang là phân khúc “làm mưa làm gió” trên thị trường bất động sản. Không chỉ “nổi sóng” ở Hà Nội, TP.HCM, chung cư tại các địa phương cũng thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư nhờ khả năng hấp thụ tốt, giá cả hợp lý và triển vọng trong tương lai.
Dự báo giá xăng giảm, giá dầu tăng trong ngày mai

Dự báo giá xăng giảm, giá dầu tăng trong ngày mai

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 7/11, giá xăng giảm nhẹ 0,3 - 0,6%, trong khi dầu diesel có thể tăng 1,5%.
Tài chính thị trường ngày 6/11: Đề xuất mở rộng áp dụng cân tải trọng xe tự động

Tài chính thị trường ngày 6/11: Đề xuất mở rộng áp dụng cân tải trọng xe tự động

Sau một năm thí điểm cân tải trọng tự động, tình trạng xe ô tô vi phạm quá tải trọng tại TP Hồ Chí Minh giảm hơn 90%. Địa phương đã kiến nghị Bộ GTVT sớm hoàn thiện khung pháp lý, mở rộng phạm vi áp dụng thiết bị cân tải trọng tự động. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 6/11 của Báo Hà Tĩnh.