Ngày Nyepi vào tháng Ba hằng năm, người dân Bali không nói chuyện với nhau, dừng mọi hoạt động và dành toàn thời gian cầu nguyện trong im lặng.
Năm nay, Nyepi rơi vào 22/3, là ngày im lặng - một lễ kỷ niệm của người Bali, Indonesia. Ngày này được tổ chức mỗi dịp Isawarsa (năm mới của người Saka), theo lịch của người Bali. Nyepi bắt đầu từ 6h, kết thúc vào 6h sáng hôm sau. Thời gian này dành riêng cho việc tự suy ngẫm nên bất kỳ điều gì có thể cản trở hành động đó đều bị hạn chế.
Một số hoạt động bị cấm như: đốt lửa; đèn điện phải chỉnh, bật ở mức thấp; không làm việc; không giải trí; không du lịch; không nói chuyện và một số người sẽ không ăn gì vào ngày này. Do đó, những con phố nhộn nhịp ở Bali trở nên vắng tanh không bóng người vào lễ Nyepi. Những người được nhìn thấy ngoài đường thường là pecalang - cảnh sát Nyepi hay nhân viên an ninh tuần tra trên phố - nhằm đảm bảo các lệnh cấm được tuân thủ.
Đường phố Bali vào ngày Nyepi
Tuy Nyepi là ngày lễ của người theo đạo Hindu, nhưng cư dân và khách du lịch không theo đạo cũng phải tuân thủ các quy định khi đến Bali. Du khách có thể tự do làm mọi thứ trong khách sạn nhưng không được phép ra bãi biển hay đường phố vui chơi, ngoại trừ các trường hợp khẩn cấp. Dù vậy, trải nghiệm ngày Nyepi là một trong những điều thú vị ở “thiên đường du lịch” mà hiếm nơi nào có.
Trước ngày Nyepi là nghi lễ Melasti kéo dài ba ngày. Người dân trên đảo mặc đồ truyền thống, mang lễ vật đến các ngôi đền gần biển để thực hiện nghi thức thanh tẩy, gột rửa tội lỗi trong năm cũ, đồng thời lấy nước thiêng từ biển mang về. Sau đó là loạt nghi lễ cúng tế cầu bình an. Đặc biệt, nghi lễ Pengrupukan lúc hoàng hôn được tổ chức trước hiên nhà. Người ta đập xoong nồi, ống tre tạo tiếng động ồn ào, náo nhiệt và đốt đuốt lá dừa khô để xua đuổi ma quỷ. Trước “ngày im lặng” một hôm, người dân Bali tổ chức diễu hành rước tượng quỷ Ogoh-ogoh khắp phố.
Người dân rước tượng Ogoh-ogoh vào dịp Nyepi ở Bali.
Tượng Ogoh-ogoh thường được làm bằng vải, tre, xốp... nhiều kích cỡ, hình dạng ấn tượng. Sau khi diễu hành, người ta sẽ đốt tượng tại nghĩa trang hoặc trưng bày tượng lớn trong các hội trường. Đôi khi, những bức tượng đẹp sẽ được trưng bày trong bảo tàng hoặc bán cho các nhà sưu tập. Nơi tốt nhất để xem diễu hành Ogoh-ogoh là dọc các bãi biển Kuta, Seminyak, Nusa Dua và Sanur.
Sau Nyepi là ngày Ngembak Geni (ngày Thắp lửa), được tổ chức như một ngày đầu năm mới ở Bali. Người dân được phép đốt lửa và sử dụng điện trở lại. Đây là lúc những người theo đạo Hindu ở Bali đến thăm gia đình, hàng xóm, tụ tập bạn bè để cùng thực hiện một số nghi lễ tôn giáo. Còn thanh niên ở làng Sesetan (Nam Bali) có nghi lễ Omed-omedan (Nghi lễ hôn) để chào mừng, cầu nguyện năm mới may mắn.
Đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đền Thạch Bàn là vinh dự lớn của Nhân dân xã Ân Phú và huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ.
Chính quyền các cấp và người dân Hà Tĩnh đang tích cực thực hiện việc cưới, việc tang, thực hành tâm linh, tín ngưỡng theo hướng văn minh, tiến bộ, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Lễ giỗ Đức thánh Hoàng Mười – đền Chợ Củi ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được tổ chức trang trọng theo nghi lễ truyền thống, thu hút người dân và du khách đến dâng hương, chiêm bái.
Chớm đông, ấy là khi những vạt nắng cuối cùng của mùa thu còn dùng dằng chưa tắt mà những cơn mưa cứ ngấp nghé bước vào. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian...
Chương trình dạ hội với sự tham gia của nhiều nghệ sỹ, ca sỹ nổi tiếng đã mang đến cho người dân TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) và du khách thập phương những tiết mục đặc sắc, ấn tượng.
Lễ rước Quan Hoàng Mười vân du là một trong những nghi lễ truyền thống của Nhân dân phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) được duy trì đều đặn hằng năm.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để người dân thôn 5 (xã Thọ Điền, Vũ Quang, Hà Tĩnh) phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.
Lễ rước cấp thủy tại lễ hội đền Cả - Dinh Đô quan Hoàng Mười (Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) là nét văn hoá độc đáo với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Sáng 8-11, tại sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ khai mạc Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024.
Gần 1 tuần nay, đền Chợ Củi ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã thu hút hàng vạn người dân và du khách thập phương khắp mọi miền về dâng hương, chiêm bái.
Hoa dã quỳ ở tỉnh Lâm Đồng nở rộ từ cuối tháng 10 đến tháng 12, khoe sắc vàng tươi nổi bật giữa không gian cao nguyên mát mẻ, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh.
26 nghệ nhân, thanh đồng đã tham gia thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở đền Chợ Củi (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) nhằm tôn vinh, quảng bá và phát huy các giá trị nghệ thuật này.
Đường đua phim Việt cuối năm đang trở nên sôi động với các tác phẩm mới dự kiến ra mắt. Những cái tên như "Linh miêu – quỷ nhập tràng", "Công tử Bạc Liêu" hay "Kính vạn hoa" hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ, tạo nên cuộc cạnh tranh quyết liệt tại rạp chiếu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu đề nghị các sở, ngành, đơn vị liên quan bám sát kế hoạch, phối hợp chặt chẽ để tổ chức Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hoá” trang trọng, bài bản.
Tham gia giao lưu thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tỉnh tại đền Chợ Củi ( Nghi Xuân, Hà Tĩnh) có 26 nghệ nhân, thanh đồng, thủ nhang đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Tham gia liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tỉnh Hà Tĩnh có 40 nghệ nhân, thanh đồng trên địa bàn tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Anh hiểu rằng, những chuyến ra khơi không bao giờ dễ dàng, nhưng biển cả luôn cho anh thấy sức mạnh, niềm tin và sự kiên cường - điều đã trở thành máu thịt của cuộc đời mình.
Nhân vật mà Lee Byung Hun thủ vai, vốn là người điều hành loạt game ở mùa 1, lại xuất hiện với tư cách thí sinh ở mùa 2. Khoảnh khắc này khiến khán giả ngạc nhiên và tranh luận.
Hôm nay, ánh nắng mang một tâm trạng thật khác lạ, nhẹ nhàng và dịu dàng như một thiếu nữ đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời với sự mong chờ xen lẫn chút tiếc nuối...
Đền Nam Phong ở xã Cương Gián, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được trùng tu, xây dựng khang trang, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.
Các tham luận được trình bày tại hội thảo đã gợi mở nhiều vấn đề nhằm đề cao vai trò, phát huy giá trị di sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng của vùng đất Hà Tĩnh.
Liên hoan “Vũ điệu đoàn viên” do Công đoàn Viên chức Hà Tĩnh tổ chức đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc đến từ 12 đội thi với gần 300 cán bộ, đoàn viên biểu diễn.
Cổng làng, giếng nước, gốc đa… biểu trưng của cuộc sống yên bình, gần gũi vẫn được người dân Lộc Hà (Hà Tĩnh) bảo tồn, gìn giữ, tôn tạo làm điểm nhấn trong bức tranh NTM.