Tại lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2022), các huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã vinh danh các giáo viên tiêu biểu vì đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của địa phương.
Cận kề ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thị trường hoa tươi, quà tặng ở TP Hà Tĩnh trở nên sôi động, nhộn nhịp với các sản phẩm đa dạng về mẫu mã và giá cả.
Hà Tĩnh là mảnh đất nổi tiếng với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Mạch nguồn ấy đang được các thế hệ gìn giữ qua những câu chuyện về tình thầy trò đậm sâu cùng năm tháng.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải mong muốn các thầy cô giáo tiếp tục đoàn kết, tâm huyết, khơi dậy truyền thống hiếu học, góp phần vào sự phát triển của tỉnh nhà trong thời kỳ mới.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã đến tặng hoa chúc mừng Ủy ban MTTQ tỉnh nhân kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và chúc mừng một số trường trên địa bàn nhân kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cũng đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp ở Hà Tĩnh tiếp tục quan tâm, chăm lo đời sống, đảm bảo chế độ đãi ngộ để các thầy, cô giáo yên tâm công tác.
Nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022), nhiều đơn vị công đoàn cấp huyện, thị ở Hà Tĩnh đã đến thăm hỏi, trao quà cho những đoàn viên công tác trong ngành giáo dục có hoàn cảnh khó khăn.
Tôi muốn gọi những cô giáo ở Trường Mầm non Sơn Hồng (Hương Sơn - Hà Tĩnh) là những người “gieo chữ trên mây” bởi ở xã vùng biên này, về mùa đông, mây mù thường xuyên giăng kín...
Nếu thời phong kiến, người thầy là một trong 3 người được kính trọng nhất: quân - sư - phụ (vua - thầy - cha) thì ngày nay, bên cạnh ví “kỹ sư tâm hồn” người ta còn ví người thầy, người cô là những “người lái đò” chở học sinh qua sông cập bến tri thức và một nghĩa nào đó là cập bờ tương lai.
Các đồng chí lãnh đạo Hà Tĩnh mong muốn ngành giáo dục, các trường học tiếp tục khơi dậy truyền thống hiếu học, đoàn kết, nỗ lực để xây dựng sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển và gặt hái được nhiều thành quả hơn nữa.
Hòa chung trong không khí tưng bừng của cả nước hướng tới kỉ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (1982-2022), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam và tôn vinh các Nhà giáo Ưu tú lần thứ 15.
Những vòng tay thật chặt, nụ cười rạng rỡ, mái đầu bạc kề bên mái đầu xanh, gần 500 giáo viên là những nhà giáo lão thành, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo Nhân dân, cán bộ quản lý, nhà giáo tiêu biểu Hà Tĩnh các thời kỳ đã cùng chia sẻ những cảm xúc đặc biệt trong buổi lễ ghi dấu chặng đường 40 năm cống hiến cho sự nghiệp trồng người.
Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để tôn vinh và tri ân những nỗ lực, đóng góp của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, nêu cao lòng tự hào yêu ngành, yêu nghề cho cán bộ, giáo viên và bồi đắp truyền thống hiếu học trên quê hương Hà Tĩnh.
Trời chưa sáng đã đến lớp, chập choạng tối vẫn chưa rời trường, gần 20 năm nay, mỗi ngày của cô Hoàng Thị Thắm (SN 1980) - giáo viên Trường Mầm non Hương Thủy (Hương Khê, Hà Tĩnh) đều bắt đầu và kết thúc như vậy.
Liên hoan “Tiếng hát giáo viên ngành GD&ĐT năm 2022” là hoạt động văn hóa trọng tâm của ngành Giáo dục Hà Tĩnh hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học hạnh phúc”; là cơ hội phát hiện, bồi dưỡng hạt nhân văn hóa, văn nghệ của ngành giáo dục tỉnh nhà.
Ngành GD&ĐT huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) tích cực huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục có trọng điểm, đề ra chiến lược lâu dài để giáo dục của huyện thực sự trở thành điểm sáng.
Liên hoan nhảy dân vũ học sinh phổ thông ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là sân chơi bổ ích, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho các em.
24 năm gắn bó với nghề, trong đó có 16 năm ở cương vị quản lý, với thầy Trần Xuân Phượng - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Đức Thọ), trường là ngôi nhà thứ 2 và cán bộ, giáo viên, học sinh là những người thân trong gia đình. Tâm huyết và trách nhiệm, thầy đã “thắp lửa” ước mơ, khát vọng trong nhiều thế hệ học sinh, góp phần củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục trên vùng quê giàu truyền thống khoa bảng.
Các thế hệ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục TP Hà Tĩnh đã không quản ngại khó khăn, cần mẫn, sáng tạo, đam mê với sự nghiệp “trồng người”.
“Hạnh phúc nhất trong cuộc đời nhà giáo là được chứng kiến các thế hệ học sinh trưởng thành, đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn. Không có gì ý nghĩa hơn khi đã ra trường rất lâu, các em vẫn trở về và gọi tôi tiếng “mẹ” trìu mến, thân thương”, gắn bó với nghề bằng tâm niệm đó, cô Lê Thị Thanh Loan - giáo viên Tiếng Anh, Trường THCS Tân Vịnh (Lộc Hà) đã trở thành người mẹ thứ hai của học trò nghèo ở những vùng quê còn nhiều gian khó.
Gần trọn đời người gắn bó với sự nghiệp trồng người, Nhà giáo Ưu tú (NGƯT) Trần Đình Sửu, nguyên Trưởng phòng GD&ĐT huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) luôn được các thế hệ đồng nghiệp quý trọng bởi nhân cách, lối sống và những tâm huyết, trách nhiệm to lớn của thầy đối với sự nghiệp giáo dục trên vùng quê giàu truyền thống văn hóa và cách mạng..
Vòng chung kết giải bóng chuyền chào mừng 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022) của TP Hà Tĩnh đã diễn ra sôi nổi, gay cấn với các trận tranh tài của 12 đội bóng thuộc các trường mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn.
Suốt 26 năm qua, các thế hệ thầy cô Trường THCS&THPT dân tộc nội trú Hà Tĩnh (thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê) không chỉ là người cha, người mẹ thứ hai của học sinh mà còn là người bạn tâm tình giúp các em vượt qua khó khăn, từng bước tự tin mở cánh cửa tương lai.
Những gương mặt được Tỉnh đoàn Hà Tĩnh và Sở GD&ĐT tuyên dương là các nhà giáo trẻ tiêu biểu trong công tác giảng dạy, gương học sinh, sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện...
Đóng chân trên một địa bàn còn nhiều khó khăn nhưng nhiều năm qua, Trường Tiểu học Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, đặc biệt, năm học 2022-2023 trường là một trong những đơn vị đầu tiên được chọn thí điểm xây dựng “Trường học hạnh phúc” ở Lộc Hà.
Sau một ngày tranh tài sôi nổi, vượt qua 9 đội còn lại, xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã giành giải xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng hát người giáo viên Nhân dân” năm 2022.
41 thầy giáo, cô giáo có hoàn cảnh khó khăn, đau yếu ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) vừa được Tạp chí Nhà Đầu tư và các nhà tài trợ trao quà nhân chuỗi kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
“Gieo chữ” dưới những mái trường miền Trung khắc nghiệt nhưng những người thầy, người cô nhiều thế hệ ở Hà Tĩnh luôn kiên trì, dành tất cả tâm huyết, miệt mài ươm dệt nên những mầm xanh cho tương lai.
Quân - sư - phụ (vua - thầy - cha) là 3 người được kính trọng nhất theo quan điểm Nho giáo đã có ảnh hưởng tới văn hóa ứng xử của người Việt Nam. Nhưng cao hơn, phong phú hơn, người Việt Nam coi “tôn sư, trọng đạo” là nguyên tắc sống, từ đó đạo thầy trò trở nên cao quý và đẹp đẽ.
Các nhà trường, đội ngũ giáo viên của ngành GD&ĐT huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) tiếp tục nhân rộng các mô hình hay, điển hình tiên tiến, lấy phong trào thi đua “dạy tốt” của các thầy cô làm nền tảng để thúc đẩy phong trào “học tốt” của học sinh.