Ngày 21/6, Hãng thông tấn Nhà nước IRNA của Iran đưa tin về một vụ ngộ độc do uống rượu lậu tại nước này, khiến 15 người tử vong và 180 người nhập viện.
Thịt gà, sữa tươi, bưởi,…là những thực phẩm chúng ta nên ăn trước khi uống rượu. Uống nhiều rượu có thể dẫn đến buồn nôn, choáng váng, nhức đầu,… Để giảm bớt những vấn đề trên, trước khi uống rượu chúng ta cần ăn những thực phẩm sau đây:
TS. Kidong Park, Trưởng Đại diện của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam bày tỏ, ông quan ngại về tình trạng sử dụng bia rượu của người Việt. Bởi bia rượu là nguyên nhân trực tiếp gây ra 30 loại bệnh và gián tiếp liên quan đến 200 bệnh tật, là tác nhân của nhiều vụ bạo lực gia đình, tai nạn giao thông.
Giới chức Ấn Độ ngày 9/2 cho biết, tổng số ca tử vong do uống phải rượu không rõ nguồn gốc tại miền Bắc nước này hiện đã lên tới 72 người. Trong khi đó, truyền thông sở tại đưa tin con số này là trên 90 người.
Theo báo cáo từ ngành Y tế, từ 28 tết cho đến ngày mùng 2 tết (2/2 đến 6/2), Hà Tĩnh có hơn 2.600 người vào viện, khám, cấp cứu. Trong đó, hơn 200 người bị tai nạn giao thông phải nhập viện điều trị.
Những ngày giáp tết, số lượng bệnh nhân nhập viện tại các bệnh viện ở Hà Tĩnh do rượu, bia gia tăng. Thực trạng này cho thấy nguy cơ đe dọa đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng rượu trong dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi đang hiện hữu.
Nhiều người cho rằng chỉ cần sử dụng viên giải rượu sẽ không lo bị say rượu. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một loại thuốc nào được công nhận giúp chống say rượu hay giải rượu nhanh.
Tối 17/2, Báo cáo nhanh của Bộ Y tế về công tác y tế đến ngày mùng 2 Tết Mậu Tuất cho thấy, trong ba ngày nghỉ Tết vừa qua (từ 14-17/2) đã có 388 trường hợp nhập viện do ngộ độc, say rượu.
Thống kê tại Viện Sức khỏe tâm thần Trung ương cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân rối loạn tâm thần do rượu chiếm khoảng 6% và đang có xu hướng gia tăng nhanh. Đây là điều hết sức báo động khi mà nhu cầu tiêu thụ rượu bia trong những ngày đầu xuân năm mới thường tăng cao.
Theo Nghị định số 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về SXKD rượu, các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh phải có giấy phép sản xuất, trên sản phẩm phải dán nhãn mác, đăng ký kinh doanh với chính quyền địa phương... Tuy nhiên, đến nay, tình trạng buôn bán rượu tự nấu, không nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ vẫn tràn lan tại nhiều địa phương Hà Tĩnh.
Đoàn kiểm tra liên ngành An toàn Vệ sinh thực phẩm Hà Tĩnh vừa ra quân kiểm tra công tác đảm ATVSTP trên địa bàn Hà Tĩnh với chủ đề “Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn; kiểm soát rượu, phòng tránh ngộ độc rượu”.
Chỉ trong một thời gian ngắn, liên tiếp các vụ ngộ độc rượu xảy ra ở nhiều nơi. Thực trạng này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hiểm của rượu cồn đối với sức khỏe con người.
Chuyện thân tàn ma dại vì rượu đã quá phổ biến. Bao nhiêu cảnh nhà tan cửa nát, tai nạn chết người, tội phạm do rượu vẫn không làm nhiều con “ma men” nản chí.
Hiện nay, các gia đình thường có thói quen dùng rượu ngâm với mong muốn điều trị bệnh tật hoặc bồi bổ sinh lực cho cơ thể. Do kiến thức hạn chế và sai lầm về ngâm rượu, dùng rượu nên nhiều người đã phải gánh chịu những hậu quả khôn lường.
Đoàn kiểm tra chuyên ngành An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hà Tĩnh vừa tiến hành kiểm tra đột xuất và đình chỉ hoạt động Công ty TNHH Rượu và nước giải khát Hà Anh (thôn Đông Vĩnh, xã Song Lộc, huyện Can Lộc) do có nhiều vi phạm.
Thực hiện công điện của Chính phủ, Sở Y tế Hà Tĩnh đã chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn toàn tỉnh.
Nguyên nhân của ngộ độc rượu là do lạm dụng rượu, uống rượu vượt quá mức chấp nhận của cơ thể, do sử dụng rượu không đảm bảo an toàn thực phẩm như: uống phải rượu pha cồn công nghiệp methanol
Uống rượu khai Xuân từ lâu đã trở thành một nét văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, phong tục tốt đẹp này đang dần bị biến tướng và dẫn đến nhiều hệ lụy. Đặc biệt, nhiều trường hợp đã bị ngộ độc rượu, thậm chí tử vong.
Các bệnh nhân ngộ độc rượu pha cồn công nghiệp methanol đều để lại hậu quả rất nặng nề. Trong đó, lo sợ nhất là tình trạng tổn thương não, dây thần kinh thị giác, hoại tử não giống những trường hợp đột quỵ nặng nề, thêm tình trạng tổn thương nội tạng
Trong dịp Tết, ngộ độc rượu thường xảy ra nhiều. Những sai lầm trong việc giải rượu như cho uống nước chanh, cố gây nôn… có thể nguy hiểm tính mạng hơn.
Cảnh sát huyện Teuk Phos, tỉnh Kampong Chhnang ngày 8/12 cho biết, vụ việc xảy ra cách đây vài ngày tại một ngôi làng ở huyện. Các nạn nhân đã uống rượu do người dân địa phương sản xuất và xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, nôn mửa và sốt cao...