Cấp cứu điều trị bệnh nhân bị ngộ độc liên quan đến rượu tại Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Cụ thể, theo số liệu báo cáo trực tuyến của 1.300 cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc về số trường hợp khám, cấp cứu ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa cho thấy, tổng số ca khám rối loạn tiêu hóa là 1.296 trường hợp.
Trong tổng số trên, có 388 trường hợp là ngộ độc (say) rượu (chiếm 25%), 239 trường hợp do ngộ độc thức ăn tự chế biến, còn lại là do các nguyên nhân khác (699 trường hợp).
Báo cáo của Bộ Y tế cũng cho biết, tính đến ngày mùng 2 Tết, trên cả nước không ghi nhận ca ngộ độc thực phẩm nào, không ghi nhận trường hợp nào mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm, liên cầu lợn nhập viện, các dịch bệnh khác cũng không ghi nhận ca bệnh...
Số trường hợp khám, cấp cứu ngộ độc thức ăn và rối loạn tiêu hóa.
Tình hình dịch bệnh trên toàn quốc đến ngày 17/2 ổn định, không ghi nhận ổ dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A tại các địa phương.
Đánh giá của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy, sau ba ngày nghỉ Tết Nguyên đán, toàn quốc xảy ra hơn 100 vụ, làm chết 87 người, 84 người bị thương.
Đặc biệt, tai nạn giao thông tăng cao trong ngày 30 và mùng Một Tết, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do người tham gia giao thông lái xe sau khi đã uống rượu bia, vi phạm tốc độ, không đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe máy./.