Người cảm tử quân năm ấy

(Baohatinh.vn) - Khi giặc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, chàng thanh niên Trần Thanh Giáp (sinh năm 1944 tại TP Hà Tĩnh) vừa tròn hai mươi tuổi. Anh tình nguyện nhập ngũ và đến nhận nhiệm vụ ở Tiểu đoàn 30 công binh, trực thuộc Sư đoàn 341 Quân khu 4.

Sau mấy tháng đào tạo kỹ thuật công binh, đơn vị anh được giao nhiệm vụ xây dựng các trận địa cho pháo binh bảo vệ bờ biển dọc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Mấy năm trường lăn lộn trong gian khổ và ác liệt, anh đã cùng đơn vị mở đường khoét núi đá cho pháo 130 ly vươn nòng bắn cháy tàu chiến giặc trên biển Đông.

Đầu năm 1968, giặc Mỹ ném bom “hạn chế” miền Bắc, thực chất là chúng tập trung sinh lực đánh phá “eo ruột miền Trung” từ vĩ tuyến 20 trở vào. Trần Thanh Giáp được điều về D15 công binh, làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông ở Ngã ba Đồng Lộc. Mấy tháng trời trong mưa bom bão đạn, anh đã cùng đồng đội rà phá hàng trăm quả bom nổ chậm, bom từ trường ở “Ngã ba bom” ấy. Rồi Tiểu đoàn của anh được điều sang Lào mở đường Tây Trường Sơn để nối dài vươn rộng các ngả đường vào chiến trường B, sang chiến trường C, chia lửa với các cung đường huyết mạch Đông Trường Sơn.

Người cảm tử quân năm ấy

Ngã ba Đồng Lộc - một trong những trọng điểm đánh phá của giặc Mỹ. Ảnh tư liệu

Cuối năm 1971, khi giặc Mỹ rục rịch đánh phá trở lại miền Bắc, Trần Thanh Giáp lại được điều động về D25 công binh Quân khu 4. Tại đây anh được cử đi học thêm kỹ thuật tháo gỡ bom mìn, chuẩn bị cho những cuộc chiến đấu mới cam go hơn, ác liệt hơn.

Ngày 9/5/1972, hàng loạt máy bay A6A, A7A, F4... của Mỹ từ Hạm đội 7 ở Biển Đông ồ ạt bay vào thả hàng ngàn quả thủy lôi, bom từ trường xuống các cảng biển từ Hải Phòng vào tới sông Gianh. Chúng thả theo cấp độ leo thang từ thấp lên cao, từ phạm vi hẹp đến rộng khắp, từ chỉ thả thủy lôi đến xen lẫn thủy lôi, bom từ trường và bom phá. Chúng tận dụng triệt để các điều kiện thời gian, thời tiết, khí tượng thủy văn phức tạp để thực hiện âm mưu phong tỏa.

Các loại thủy lôi của Mỹ được cải tiến tinh vi, nguy hiểm, rất khó phát hiện, rất khó rà phá; có nhiều tầng từ nổi trôi theo sóng nước, lưng chừng biển và có quả “phục kích” tận đáy sâu. Chúng đồng thời phong tỏa tất cả các cửa sông, hải cảng, ngoài biển và trong vịnh, cả luồng chính và luồng phụ nhằm ngăn chặn triệt để các hoạt động giao thông vận chuyển của ta. Cuộc chiến đấu chống phong tỏa của quân và dân ta vô cùng gian khổ, ác liệt.

Cảng biển Cửa Hội (Nghệ An) là nơi chúng ta tiếp nhận hàng hóa từ tàu các nước bạn vào đất liền rồi theo các tuyến đường thủy của sông Lam, sông La để lên phía tây nơi có huyết mạch đường mòn Hồ Chí Minh xuyên Nam - Bắc và sang Lào hoặc theo quốc lộ 1 và muôn ngàn con đường dẫn ra tiền tuyến, tiếp sức cho quân dân khu IV.

Người cảm tử quân năm ấy

Ngày 9/5/1972, hàng loạt máy bay A6A, A7A, F4...của Mỹ từ Hạm đội 7 ở Biển Đông ồ ạt bay vào thả hàng ngàn quả thủy lôi, bom từ trường xuống các cảng biển từ Hải Phòng vào tới sông Gianh. Ảnh tư liệu

Đợt phong tỏa này làm giao thông ra vào các cảng bị tê liệt, tàu của các nước Liên Xô, Ba Lan, Trung Quốc, Cu Ba... tiếp ứng cho ta phải nằm ngoài phao số “0”; hàng hóa, vũ khí, thuốc men tiếp viện không vào được các cảng để tiếp tế cho chiến trường. Theo thống kê, tại Cửa Hội đã có trên 1.300 quả bom mìn các loại quân Mỹ rải xuống. Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 quyết định cho công binh mở đường máu để tàu thuyền của ta ra tận phao số “0” nhận hàng.

Ngày 26/6/1972, Tiểu đội Cảm tử quân gồm 8 chiến sĩ công binh do Trần Thanh Giáp phụ trách làm lễ tuyên thệ và truy điệu sống trong đất liền rồi dùng xuồng cao su, chở theo nửa tạ thuốc nổ TNT, dây dẫn và thiết bị phát “từ trường” để kích nổ bom ra biển. Trên người mỗi cảm tử quân, duy nhất là chiếc quần cộc và chiếc phao bơi tròn quấn quanh người, kẹp dưới hai nách.

Xuất phát từ bến thuyền xã Nghi Thọ, men theo luồng lạch tàu thuyền vẫn thường vào ra, tiểu đội công binh vừa đi vừa cho máy xung từ hoạt động để kích nổ những quả bom xung quanh đường họ đi. Mỹ thả nhiều loại bom mìn trôi nổi trong sóng nước, có loại chìm sâu xuống đáy chờ tàu thuyền đi qua. Với tác động của máy phát sóng từ trường, nhiều quả bom nổ tung, có quả nổ rất gần chiếc xuồng, sóng nước dựng lên thành cột, mảng bom tung tóe, bùn nước ào ào rơi. Cả tiểu đội không nao núng, vừa đi vừa mở rộng tầm rà phá. Ra đến chừng hai cây số, một quả bom đã nổ ngay sát chiếc xuồng. Sau tiếng nổ xé trời ấy, cả chiếc xuồng và các chiến sĩ tung lên không trung rồi rơi xuống biển…

Người cảm tử quân năm ấy

Cảm tử quân Trần Thanh Giáp.

Bảy đồng đội hy sinh, riêng anh Trần Thanh Giáp bị nát toàn bộ chân trái, chìm xuống đáy biển. Thật kỳ lạ, anh kịp tỉnh dậy trong giây lát, dùng chân còn lại và hai tay khuấy đạp ngoi lên mặt biển, chiếc phao bơi đã bị xẹp tự khi nào. Khá lâu sau, anh được một chiếc thuyền chài của hai cha con người đánh cá ở biển Nghi Lộc phát hiện. Người cha đặt anh lên thuyền để cô con gái xé áo của bố băng bó cho anh, còn ông theo chỉ dẫn của anh Giáp - chèo thuyền đi tìm những người khác. Cô gái thấy vết thương của anh Giáp quá nặng thì giục cha cho thuyền vào bờ ngay để kịp cứu anh. Lúc này tiểu đội dự phòng cho đội cảm tử cũng vừa tới, Trần Thanh Giáp chỉ vị trí đồng đội gặp nạn để họ tiếp tục tìm kiếm cứu người trước khi chiếc thuyền câu chở anh vào bờ. Tại trạm cấp cứu của Hải quân ở Cửa Hội, sau khi sơ cứu băng bó, anh được chuyển gấp trong đêm lên Viện Quân y 4.

Tám tháng trời chết đi sống lại vì cái chân dập nát, không biết bao nhiêu lần hoại tử phần thịt, nhiễm trùng phần xương tủy; không biết bao nhiều lần hồi sức cấp cứu và phẫu thuật cắt bỏ, cấy ghép... Mắt bị mờ, tai bị điếc vì khói bom và tiếng nổ quá gần, sức khỏe sa sút, anh Trần Thanh Giáp được chuyển ra Viện Quân y 109 ở Vĩnh Yên để điều trị. Dù đã được cứu chữa với tinh thần tích cực nhất, cái chân của anh như một khối thừa bám sát cơ thể anh, anh vĩnh viễn bị tàn tật.

Người cảm tử quân năm ấy

Vợ chồng anh Giáp sống quây quần bên con cháu.

Sự hy sinh của Tiểu đội Cảm tử quân do Trần Thanh Giáp chỉ huy khiến bao đồng đội và nhân dân lúc đó nể phục. Đơn vị tổ chức học tập tinh thần quả cảm sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc của họ. Nhiều nhóm Cảm tử quân thay họ ra khơi rà phá bom mìn, giải phóng tuyến đường biển đang bị địch bủa vây bằng bom mìn để hàng tiếp viện từ các nước anh em vào đất liền và đi tới các chiến trường B, chiến trường C đang ở thời kỳ quyết liệt. Sau trận chiến đó, anh Giáp được tặng Huân chương Chiến công hạng Ba.

Khi tôi xin được viết để đưa lên báo câu chuyện về thương binh Cảm tử quân Trần Thanh Giáp, anh chỉ cười: “Việc qua lâu rồi, mình may mắn sống trở về, có con có cháu yên hàn là toại nguyện lắm rồi chú ạ. Những người hy sinh cùng nhiệm vụ hôm ấy thực ra mình chưa kịp nhớ hết tên tuổi, quê quán của họ vì tiểu đội được ghép mỗi người một nơi mới hai ngày là đi làm nhiệm vụ.”

Nhắc đến cuộc đời của Cảm tử quân Trần Thanh Giáp không thể không nhắc đến chị Nguyễn Thị Thanh - vợ anh. Chị Thanh người ở Thành Đông (Tân Giang, TP Hà Tĩnh ngày nay), là một thương binh chống Mỹ từng phục vụ chiến đấu ở chiến trường Lào. Sau khi bị thương ở mặt trân Bolikhămxay, chị được trở về nước an dưỡng rồi công tác ở Đoàn 70 (đóng ở Hương Sơn - trong thời đánh Mỹ là nơi bộ đội về điều dưỡng khi bị thương). Chị là người trực tiếp chăm sóc thương binh Trần Thanh Giáp khi anh điều trị ở đây. Sau đó, họ thành vợ thành chồng, sống hạnh phúc đầm ấm và hết mực yêu thương chăm sóc lẫn nhau. Anh chị hiện sống quây quần bên con cháu tại số nhà 260 đường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh.

Chủ đề QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Talkshow: Quán quân Sao Mai xứ Nghệ Hoàng Thu Hà - "Cháy" cùng đam mê

Talkshow: Quán quân Sao Mai xứ Nghệ Hoàng Thu Hà - "Cháy" cùng đam mê

Sở hữu giọng hát ngọt ngào, sâu lắng nhưng cũng đầy nội lực cùng ngoại hình xinh đẹp, nữ ca sĩ GenZ Hoàng Thu Hà (quê Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã xuất sắc vượt qua các vòng thi của Sao Mai xứ Nghệ 2024 để đoạt giải quán quân một cách đầy thuyết phục.
7 năm cõng bạn vào lớp

7 năm cõng bạn vào lớp

Trong suốt 7 năm, hành trình gắn bó với con chữ của Lê Xuân Thịnh Hưng (lớp 10A6, Trường THPT Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn có sự đồng hành của 2 bạn Đức Công và Nhật Hào.