Người cao tuổi Việt Nam trung bình mắc 6,9 bệnh

Tuổi thọ trung bình của người Việt là 73,5 song tuổi khỏe mạnh lại chỉ 64, tức người già có nhiều bệnh tật.

Việt Nam là nước có tốc độ già hóa dân số thuộc hàng nhanh nhất thế giới, bước vào giai đoạn già hóa từ năm 2011. Nước ta có khoảng 10 triệu người cao tuổi, tương đương khoảng 11%. Dự báo đến năm 2030, người cao tuổi Việt Nam chiếm 17% dân số và sẽ lên 25% vào năm 2050.

Người cao tuổi Việt Nam trung bình mắc 6,9 bệnh

Ảnh minh họa

Người cao tuổi đối diện với gánh nặng bệnh tật kép, bị nhiều bệnh một lúc, đặc biệt là các bệnh mạn tính và chuyển hóa như tiểu đường, tim mạch... Nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương với 610 cụ trên 80 tuổi tại Sóc Sơn (Hà Nội), trung bình một người cao tuổi mắc 6,9 bệnh.

Trong số này, chỉ gần 63% cụ có bảo hiểm y tế, 28% cần sự trợ giúp trong các hoạt động cơ bản như vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, đi vệ sinh, di chuyển, đại tiểu tiện không tự chủ, ăn uống. Thu nhập trung bình của các cụ khoảng 538.000 đồng một tháng, chủ yếu từ nguồn bảo trợ xã hội hoặc lương hưu.

Người cao tuổi Việt Nam trung bình mắc 6,9 bệnh

Bệnh nhân cao tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Lão Khoa Trung ương, ngày 6/6. Ảnh: Lê Nga.

Bác sĩ Nguyễn Chí Bình, Khoa Tim mạch - Hô hấp, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho biết người cao tuổi thường mắc phải các bệnh liên quan đến chuyển hóa, bệnh không lây nhiễm như đột quỵ, tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, bệnh liên quan đến phổi...

"Đặc biệt, người cao tuổi thường bị mắc đan xen đa bệnh lý, sức khỏe suy giảm nên công tác điều trị, dự phòng thường gặp nhiều khó khăn", bác sĩ Bình nói.

Theo bác sĩ Bình, người cao tuổi thường suy nghĩ tiêu cực, lo sợ rằng bản thân trở thành gánh nặng cho con cháu. Điều này gây trở ngại cho quá trình điều trị. Đặc biệt, sai lầm thường gặp trong việc điều trị bệnh của người cao tuổi là không dùng thuốc thường xuyên theo đúng chỉ định, dùng mãi một đơn thuốc cũ mà không chịu đi thăm khám lại bệnh...

Để nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi, công tác dự phòng bệnh đóng vai trò quan trọng. Người cao tuổi cần duy trì thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ, có sổ theo dõi bệnh và tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Cũng theo bác sĩ Bình, tinh thần là một trong những yếu tố rất quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi. Ngoài chăm sóc y tế, bệnh nhân cao tuổi cần được chăm sóc về tinh thần.

Theo VnExpress

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?