Người cựu chiến binh ở Hà Tĩnh dành cả cuộc đời để học Bác

(Baohatinh.vn) - Yêu Bác, kính Bác bằng một tình cảm đặc biệt và thiêng liêng, cựu chiến binh Dương Đức Tiếp (SN 1938, ở thôn Đồng Bàu, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành cả cuộc đời mình để học Bác từ những điều giản dị nhất.

Năm 1969, với sức trẻ, khát vọng cống hiến cho đất nước, ông Tiếp tình nguyện lên đường nhập ngũ và được biên chế vào Đại đội 47, Đoàn 22 Quân khu IV. Sau thời gian huấn luyện, ông được điều động vào chiến trường B5 - huyện Gio Linh (Quảng Trị). Khi Quảng Trị được giải phóng, đơn vị của ông tiếp tục được điều động sang chiến trường Lào.

Người cựu chiến binh ở Hà Tĩnh dành cả cuộc đời để học Bác

Ông Dương Đức Tiếp (bên phải) cùng Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Cẩm Thành Dương Văn Bính trò chuyện, ôn lại những ký ức một thời oanh liệt.

Ông Tiếp bồi hồi nhớ lại: “Những ngày tháng trong chiến trường gian khổ, hiểm nguy nhưng tôi và đồng đội vẫn ngày đêm bám trận địa, thực hiện tốt nhiệm vụ vận chuyển quân và vũ khí, đạn dược vào chiến trường. Trên tuyến lửa, hình ảnh Bác Hồ luôn trong tâm trí của chúng tôi, là động lực tinh thần lớn lao để chúng tôi chiến đấu, lập nhiều chiến công”.

Năm 1974, vì bị thương nặng, sức khỏe yếu, ông được chuyển về công tác trong ngành giao thông vận tải cho đến lúc nghỉ hưu vào năm 2000. Trở về cuộc sống đời thường, dù di chứng chiến tranh lấy đi nhiều phần sức khỏe nhưng ông vẫn nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ vững tác phong chuẩn mực của người lính Cụ Hồ, tích cực tham gia nhiều phong trào thi đua tại địa phương.

Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, ông đã tiết kiệm những đồng lương hưu ít ỏi của mình, vận động bà con, bạn bè quyên góp để cùng thôn làm đường bê tông, lắp đường điện chiếu sáng; mua sắm quạt tặng các cháu nhỏ ở trường mầm non. Cuối năm 2020, ông đã quyên góp được 160 triệu đồng chỉnh trang, tu sửa khu nghĩa trang của xã khang trang, sạch đẹp hơn.

Người cựu chiến binh ở Hà Tĩnh dành cả cuộc đời để học Bác

Những phần thưởng về học và làm theo Bác được ông Tiếp nâng niu như báu vật.

Chia sẻ với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, mỗi dịp lễ tết, ông đều trích lương hưu mua hàng chục suất quà để tặng họ. Ông tâm sự: “Trong khả năng của mình, tôi muốn sẻ chia với những hoàn cảnh kém may mắn. Bài học đó khi sinh thời, Bác cũng đã dạy tất cả chúng ta”

Với những đóng góp của mình, ông Tiếp đã vinh dự được chọn là điển hình xuất sắc của tỉnh Hà Tĩnh trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, dự báo cáo điển hình tại Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2010.

Trước đó, gia đình ông là gia đình duy nhất toàn tỉnh được chọn tham dự hội nghị gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc toàn quốc tại Thủ đô Hà Nội; ông được đại diện cho 53 đoàn đến từ các tỉnh, thành trong cả nước báo công với Bác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Giây phút đó, tôi rưng rưng niềm xúc động, tự hào vì được đứng trước anh linh của Người báo cáo những phần việc mình đã làm, đã học được từ Bác” - ông chia sẻ.

Người cựu chiến binh ở Hà Tĩnh dành cả cuộc đời để học Bác

Ông Tiếp có thói quen sưu tầm sách viết về Bác Hồ.

Trong những chuyến đi đó, ông đã dành tất cả phần thưởng và số tiền mang theo để tìm mua những cuốn sách viết về Bác Hồ. Mãi đến sau này, ông vẫn giữ thói quen sưu tầm sách về Bác và lưu giữ thành một tủ sách quý. Ông còn sáng tác hàng trăm bài thơ ca ngợi Đảng, Bác Hồ và tập hợp thành một tuyển tập thơ để thường xuyên ngâm nga cùng những người bạn.

Nâng niu những huân huy chương trong kháng chiến, những phần thưởng về học và làm theo Bác, ông Tiếp chia sẻ: “Đối với tôi, những kỷ vật này quý giá vô cùng, có vàng cũng chẳng mua nổi. Nó không chỉ là phần thưởng cho những nỗ lực của tôi mà còn như lời Bác luôn nhắc nhở tôi phải sống sao cho xứng đáng với phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ”.

Trong khu vườn nhỏ của gia đình, ông dành một góc trang trọng nhất để dựng đài tưởng niệm Bác Hồ. Công trình có chiều cao 2m, rộng 1,4m với dòng chữ “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Tượng Bác Hồ bằng đồng được ông Tiếp vào tận miền Nam đặt cho người thợ thủ công đúc. Đây không chỉ là nơi gia đình ông ngày ngày tưởng nhớ Bác mà các cựu chiến binh, bà con lối xóm cũng đến để bày tỏ niềm kính yêu với Người.

Người cựu chiến binh ở Hà Tĩnh dành cả cuộc đời để học Bác

Tượng đài Bác trong vườn là nơi gia đình ông, các cựu chiến binh và người dân địa phương đến thắp hương tưởng nhớ Người.

Ông Dương Văn Bính - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Cẩm Thành cho biết: “Ông Tiếp là đảng viên, hội viên gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi phong trào của địa phương. Trong chiến đấu, công việc và cuộc sống, ông Tiếp đã học Bác từ những điều giản dị nhất. Ông ấy đã lan tỏa, khích lệ tinh thần đó đến các hội viên, góp phần đưa phong trào “Cựu chiến binh làm theo lời Bác” của xã đi vào thực chất, ý nghĩa”.

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề KỶ NIỆM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Talkshow: Quán quân Sao Mai xứ Nghệ Hoàng Thu Hà - "Cháy" cùng đam mê

Talkshow: Quán quân Sao Mai xứ Nghệ Hoàng Thu Hà - "Cháy" cùng đam mê

Sở hữu giọng hát ngọt ngào, sâu lắng nhưng cũng đầy nội lực cùng ngoại hình xinh đẹp, nữ ca sĩ GenZ Hoàng Thu Hà (quê Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã xuất sắc vượt qua các vòng thi của Sao Mai xứ Nghệ 2024 để đoạt giải quán quân một cách đầy thuyết phục.
7 năm cõng bạn vào lớp

7 năm cõng bạn vào lớp

Trong suốt 7 năm, hành trình gắn bó với con chữ của Lê Xuân Thịnh Hưng (lớp 10A6, Trường THPT Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn có sự đồng hành của 2 bạn Đức Công và Nhật Hào.