Người đàn ông bị đột quỵ vì làm điều này khi ngồi điều hòa

Việc lạm dụng điều hòa hoặc sử dụng sai cách cũng có thể đe dọa sức khỏe, đặc biệt có thể gây liệt mặt, đột tử.

Người đàn ông bị đột quỵ vì ngồi điều hòa ngay sau khi đi nắng về

Trong những ngày thời tiết bức bối, có thể nói điều hòa chính là “cứu tinh” cực kỳ cần thiết đối với mọi gia đình. Tuy nhiên, việc lạm dụng điều hòa hoặc sử dụng sai cách cũng có thể đe dọa sức khỏe, đặc biệt có thể gây liệt mặt, đột tử.

Ngày 8/5, Trung tâm Thần kinh Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (TP Hồ Chí Minh) thông báo đã tiếp nhận một bệnh nhân tên N.T.L. Bệnh nhân được chẩn đoán có dấu hiệu đột quỵ cấp, được chỉ định chụp MRI. Kết quả xác định đây là cơn nhồi máu não cấp giờ thứ 4, loại trừ xuất huyết não. Có nguy cơ tiến triển đột quỵ nặng hơn trong đêm hoặc ngày mai.

Người đàn ông bị đột quỵ vì làm điều này khi ngồi điều hòa

Bệnh nhân bị đột quỵ được can thiệp kịp thời. (BVCC).

Sau khi được các bác sĩ can thiệp và tư vấn dùng dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch (rTPA). Người bệnh đã hồi phục sức khỏe, đáp ứng với phương pháp điều trị, hết nói đớ và tê yếu nửa người trái.

Bệnh nhân cho hay, sau khi ở ngoài về nhà lúc 13 giờ, ông liền bật quạt số lớn và bật luôn điều hòa để nằm nghỉ ngơi. Vài phút sau, ông thấy chóng mặt, đau đầu, đo huyết áp lên chỉ số 150/100 mmHg. Ông liền ngậm thuốc huyết áp dưới lưỡi. Sau đó, ông thấy miệng bên trái bị tê và méo lệch sang một bên, nửa người bên trái tê yếu và gọi người thân đưa đi cấp cứu.

BSCKI Hoàng Tuyết Sương cho hay: Những người có bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao… có nguy cơ đột quỵ có thể cao hơn. Bên cạnh đó, chênh lệch nhiệt độ như là đang ngoài nắng vào nhà ngồi máy lạnh hoặc ngược lại cũng là yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ đột quỵ nhồi máu não. Ngoài ra, cường độ làm việc cao, căng thẳng, mất ngủ, mắc các bệnh lý cấp tính như nhiễm trùng… cũng có thể gây ra tình trạng này.

Theo các chuyên gia, tốt nhất khi ở bên ngoài trời nắng bước vào phòng, mọi người nên ngồi nghỉ trước quạt. Sau đó mới bật điều hòa ở nhiệt độ cao rồi hạ thấp dần. Nếu đang ngồi trong phòng điều hòa thì trước khi ra khỏi phòng 30 phút, nên tắt điều hòa, mở cửa phòng cho không khí được lưu thông, đồng thời giúp cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài.

Dùng điều hòa sai cách, coi chừng đột quỵ, liệt dây thần kinh số 7

Năm 2019, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, TP HCM tiếp nhận trường hợp bé trai 8 tuổi bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên phải. Nguyên nhân là do gia đình sử dụng điều hòa khi ngủ quá lạnh. Ngoài trường hợp của bé 8 tuổi trên còn rất nhiều trường hợp khác cũng bị nhập viện vì sai lầm khi nằm điều hòa, nhẹ thì choáng váng, nhức đầu, nặng thì có thể gây đột quỵ.

Người đàn ông bị đột quỵ vì làm điều này khi ngồi điều hòa

Do đó để tránh làm tổn hại sức khỏe khi ngồi điều hòa, các gia đình nên lưu ý:

- Không để điều hòa chiếu thẳng vào mặt: Không nên để điều hòa chiếu thẳng vào mặt vì như vậy đồng nghĩa với việc thổi hơi lạnh trực tiếp lên người, khiến trẻ em, người già dễ nhiễm lạnh, mắc bệnh tật.

- Không ngồi điều hòa sau khi tắm: Nhiệt độ cơ thể người sau khi tắm sẽ giảm xuống. Nếu lập tức ngồi dưới quạt hay điều hòa sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu, khiến máu lên não chậm, ảnh hưởng tới nhịp đập của tim và huyết áp. Nhóm người có sức khỏe và sức đề kháng yếu nếu nằm điều hòa ngay sau khi tắm sẽ rất dễ gặp tai biến, và đột quỵ. Sau khi tắm xong mỗi người nên lau khô cơ thể, tránh nằm phòng điều hòa. Nếu phòng đang bật sẵn điều hòa thì nên tắt đi để cơ thể dần thích nghi với nhiệt độ phòng rồi mới bật điều hòa lại.

- Không mở điều hòa quá lạnh: Để tránh gây sốc nhiệt, nhiều chuyên gia khuyên không nên bật điều hòa thấp hơn 5 độ C so với bên ngoài. Ngoại trừ những ngày nhiệt độ nóng trên 35 độ C, bạn có thể để điều hòa ở mức 28 độ C.

Theo PNVN

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?