Nhà thờ Nguyễn Vũ Thông đón bằng di tích LSVH cấp tỉnh Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Ngày 2/3, UBND xã Song Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) phối hợp cùng con cháu dòng họ tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh nhà thờ Nguyễn Vũ Thông.

Nhà thờ Nguyễn Vũ Thông đón bằng di tích LSVH cấp tỉnh Hà Tĩnh

Lãnh đạo Sở VH-TT&DL và huyện Can Lộc trao bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh cho đại diện dòng họ

Nguyễn Vũ Thông (tên chữ Huy Thuật tiên sinh), sinh đầu thế kỷ XVIII, tại ấp Phúc Ngưu, làng Phúc Lộc, xã Lai Thạch, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, xứ Nghệ An (nay thuộc thôn Phúc Yên, xã Song Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh).

Xuất thân trong một gia đình thuộc dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu giàu truyền thống khoa cử và tham gia quan trường, ông là chắt nội của cử nhân, Bố chánh Nghệ An xứ Nguyễn Công Trân, cháu nội của Tri tổng Nguyễn Công Hoàn, con của quan Khán thú Nguyễn Công Huỳnh; hai nhân vật: La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp và Đình nguyên Thám hoa Phan Kính là chắt ngoại của cụ Nguyễn Công Trân.

Nhà thờ Nguyễn Vũ Thông đón bằng di tích LSVH cấp tỉnh Hà Tĩnh

Con cháu dòng họ cùng nhân dân địa phương rước bằng công nhận di tích...

Nguyễn Vũ Thông sinh vào giai đoạn chế độ quân chủ Việt Nam lâm vào giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh; tham gia quan trường dưới thời trị vì của các chúa Trịnh Giang, Trịnh Doanh và Trịnh Sâm. Ông luôn giữ được khí tiết của một vị quan thanh liêm, tận trung với nước.

Theo gia phả của chi tộc và một số tài liệu hiện còn lưu giữ, Nguyễn Vũ Thông được sung vào Đội ưu binh, làm nhiệm vụ bảo vệ phủ Chúa Trịnh, được Chúa trọng dụng, nhiều lần được thăng chức, với các chức quan Thuật Tài, Đội trưởng Đội Nhưng Nhất ưu binh…

Trên cương vị các chức quan đảm nhiệm, Nguyễn Vũ Thông không chỉ hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ triều đình mà còn nhiều lần phò vua và phò chúa ra chiến trường đánh giặc bảo vệ biên ải và đều hoàn thành xuất sắc phận sự được giao, lập nhiều công trạng góp phần bình định đất nước và hai lần được vua ban sắc phong chức.

Nhà thờ Nguyễn Vũ Thông đón bằng di tích LSVH cấp tỉnh Hà Tĩnh

... về nhà thờ Nguyễn Vũ Thông

Nhà thờ chi tộc Nguyễn Công Trân gắn với danh nhân Nguyễn Vũ Thông xây dựng vào nửa đầu thế kỷ thứ XVIII. Qua nhiều lần tôn tạo, hiện nay nhà thờ có hai khối kiến trúc (Thượng điện và Hạ điện) theo phong cách cổ tự phương Đông, chất liệu bằng gỗ, gạch, ngói.

Đây là nơi thờ tự các bậc tiền nhân của chi tộc Nguyễn Công Trân, trong đó, nhiều người thành đạt trong khoa bảng, quan trường và có công lao trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc thế kỷ thứ XVIII-XIX, trong đó nhiều vị được các triều vua đương thời ban sắc phong chức tước hoặc ghi nhận công lao,

Trải qua thời gian, chiến tranh phá hoại và do 1 lần bị cháy vào khoảng giữa thế kỷ XIX nên các tư liệu sắc phong chức tước của các bậc tiền nhân không còn. Nhà thờ chỉ còn lưu giữ gia phả, văn cúng các bậc tiền nhân của chi tộc bằng chữ Hán - Nôm; hai sắc phong, hai ống quyển và hộp đựng sắc; đại tự, thần vị; hoành phi, câu đối; đòn khiêng võng của Nguyễn Vũ Thông khi ông cùng vua, chúa ra trận và một số tư liệu, hiện vật khác.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.