Trên đường đi học, nhặt được chiếc ví đựng tiền, vàng và nhiều giấy tờ khác, em Trần Phúc Phong - học sinh lớp 9E Trường THCS Minh Lạc (Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh) đã tìm cách trả lại cho người đánh rơi.
Thành lập đội xung kích tham gia mô hình “Trường học nói không với ma túy, thuốc lá điện tử”, Trường THPT Hà Huy Tập (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã xây dựng một ngôi trường không khói thuốc.
Không chỉ ở Hương Khê mà tại nhiều cơ sở y tế trên địa bàn Hà Tĩnh cũng đã ghi nhận sự gia tăng số lượng bệnh nhân bị đau mắt đỏ đến thăm khám và điều trị ngoại trú.
Nhằm khuyến khích phong trào đọc sách cho học sinh, nhiều trường tiểu học trên địa bàn huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã xây dựng thư viện, cập nhật các đầu sách đa dạng, phát động phong trào thi đua để tạo hứng thú cho các em.
Cùng với em Trần Tuấn Hoàng vừa đạt giải nhì môn Toán lớp 12 tại Kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia năm học 2022 - 2023, trong 9 năm trở lại đây, Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Lộc Hà) có 6 học sinh đạt giải quốc gia. Đây là thành tích nổi bật về chất lượng mũi nhọn đối với một ngôi trường không chuyên ở Hà Tĩnh.
Năm học 2022-2023, nhiều học sinh cấp THCS ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa của huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) có nguy cơ bỏ học vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Được tăng cường 44 giáo viên bậc THCS từ các địa phương trong tỉnh về công tác, năm học mới này, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã giải được “cơn khát” giáo viên vốn kéo dài nhiều năm qua.
Trường THCS Thạch Kim, Lộc Hà (Hà Tĩnh) vừa phối hợp với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và Hội Chữ thập đỏ huyện tổ chức Chương trình “Nâng bước em đến trường - Xuân yêu thương.”
Tại cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” năm học 2017-2018 do Bộ GD&ĐT, Ban ATGT quốc gia phối hợp các đơn vị tổ chức vừa qua, Trường THPT Hương Khê (Hà Tĩnh) xuất sắc giành 4 giải thưởng, trong đó có 1 giải nhất.
Công tác tuyển sinh năm 2017 tiếp tục kế thừa các kết quả đạt được từ năm 2016, đồng thời tiếp tục hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thí sinh. Những lưu ý về công tác tuyển sinh năm nay được bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) trao đổi với Báo GD&TĐ.
Tại kỳ thi học sinh giỏi (HSG) quốc gia năm nay, 5/5 học sinh đến từ các trường THPT ở các huyện Đức Thọ, Lộc Hà, Thạch Hà, Hương Sơn và TP Hà Tĩnh tham gia dự thi đều đạt giải. Điều đó thêm một lần khẳng định sự đồng đều về chất lượng và những nỗ lực của các nhà trường trong việc phát hiện, bồi dưỡng tài năng.
Sau ngày tái lập tỉnh (năm 1991), trong bộn bề khó khăn, để đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề, hướng dẫn việc làm cho người lao động, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 283/QĐ-UBND ngày 9/11/1991, thành lập Trung tâm Dạy nghề và Hướng dẫn việc làm Hà Tĩnh. Từ đó đến nay, nhà trường đã có nhiều bước trưởng thành về quy mô và chất lượng, đóng góp vào xây dựng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển của tỉnh.
Sáng 2/10, tại Trường THCS xã Kỳ Tân (Kỳ Anh), Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, Hội Khuyến học tỉnh, Sở TT&TT, UBND huyện Kỳ Anh phối hợp tổ chức lễ khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2016.
Ông Nguyễn Đình Hải – Bí thư thị ủy Kỳ Anh khẳng định, việc miễn học phí đối với con em vùng thiệt hại do sự cố môi trường là điều hết sức cần thiết và tỉnh Hà Tĩnh đã có chủ trương thực hiện. Tại Kỳ Hà, các nhà trường cần sử dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có, không thu tiền xây dựng trường của học sinh.
Năm học 2016 - 2017 đã bắt đầu. Trong khi học sinh vui vẻ tựu trường thì phụ huynh lại thêm nỗi lo vì các khoản đóng góp đầu năm, nhất là người dân ven biển Hà Tĩnh - nơi chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường.
Phụ huynh bận rộn, thiếu thời gian nên giao phó con cho nhà trường dẫn đến những bất ổn trong việc giáo dục con trẻ. Nhiều bố mẹ vẫn cho rằng con hư tại… nhà trường vì thời gian con ở trường lớp nhiều hơn ở với mình.