Nhận diện “4 cái khó”, Đức Thọ sắp xếp ổn thỏa 21 xã, thị trấn

(Baohatinh.vn) - Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa tự đánh dấu vào lịch sử phát triển của mình bằng việc thu gọn đầu mối các xã, thị trấn.

Thật khó để có thể giảm 12 xã, hình thành 9 xã, thị trấn nếu đảng viên, người dân không tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, không mang niềm tự hào trên quê hương Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng - Trần Phú.

4 cái khó

“Sáp nhập xã muôn vàn cái khó nhưng mấu chốt là 4 việc: Phải được nhân dân đồng tình; đặt tên xã; nơi đặt trụ sở; sắp xếp cán bộ”, ông Võ Công Hàm - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ trao đổi.

Nhận diện “4 cái khó”, Đức Thọ sắp xếp ổn thỏa 21 xã, thị trấn

Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ Võ Công Hàm (thứ 2 từ phải sang) trò chuyện với cán bộ Huyện ủy nghỉ công tác về các bước triển khai trong sáp nhập xã

“Mọi việc, người dân đồng tình thì sẽ thành công” - ông Hàm nói. Người dân Đức Thọ nơi nơi cho rằng, sáp nhập xã là tất yếu, vì quy mô xã quá nhỏ, có xã 1.200 dân mà “cõng” bộ máy cồng kềnh, tốn kém nên hơn 56.000 dân ở 21 xã đồng tình cao. Người dân cũng băn khoăn về tên xã do gắn bó từ lâu, nhất là con em đi xa trong và ngoài nước; rồi tâm lý muốn chọn trụ sở gần nhà. Việc đặt tên xã, vì thế, người dân chọn phương án ghép tên xã (như: Bùi La Nhân, Lâm Trung Thủy), hoặc lấy tên cũ trước 1954 như xã Tân Dân (Đức Long và Đức Lập)…

Nhận diện “4 cái khó”, Đức Thọ sắp xếp ổn thỏa 21 xã, thị trấn

Một góc thị trấn Đức Thọ sau khi mở rộng quy mô

Riêng về trụ sở thì phải định hướng rõ ràng, đứng từ tầm nhìn quản lý. “Chúng tôi giải thích với nhân dân, trụ sở là nơi làm việc của bộ máy nên phải đặt cái chung của toàn dân lên đầu. Hơn nữa, trong thời kỳ 4.0, điều kiện địa hình như Đức Thọ thì đặt trụ sở ở đâu cũng không trở ngại. Có những nơi, đích thân tôi phải về đối thoại để cán bộ, đảng viên hiểu, đồng thuận” - ông Hàm nói.

Sáp nhập 21 xã “bỗng dưng” hơn 400 cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã ở Đức Thọ dôi dư. Nhưng, 242 cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã đã viết đơn xin nghỉ. “Để hình thành bộ máy mới, 3 xã cũ có đến 49 cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc, riêng Đức Thủy cũ có đến 20 người” - Bí thư Đảng ủy xã Lâm Trung Thủy Đinh Văn Nam cho hay.

Nhận diện “4 cái khó”, Đức Thọ sắp xếp ổn thỏa 21 xã, thị trấn

Huyện ủy Đức Thọ gặp mặt cán bộ nghỉ hưu nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng

Theo tính toán của ông Hàm, để “ra được” bộ máy 9 xã, chỉ tính riêng Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy đã phải họp gần 120 cuộc. Đó là chưa kể công sức ngày đêm của đoàn công tác, phòng, ngành, đoàn thể, các xã. Một khối lượng công việc vô cùng nặng nhọc.

Chuyện… quen sáp nhập

Sáp nhập là công việc từ lâu không lạ với Đức Thọ. “Anh em làm việc này đã quen rồi. Năm 2012, sáp nhập 243 thôn còn 155 thôn; sáp nhập 46 trường tiểu học, THCS xuống 38 trường. Năm 2019, nhập 16 trường mầm non, tiểu học xuống 8 trường. Huyện cũng đã sáp nhập các ban, phòng có chức năng tương đồng. Chính vì thế, anh em có kinh nghiệm khi làm sáp nhập xã”, Phó Trưởng cơ quan Tổ chức - Nội vụ huyện Nguyễn Công Hải chia sẻ.

Nhận diện “4 cái khó”, Đức Thọ sắp xếp ổn thỏa 21 xã, thị trấn

Ông Nguyễn Quang Thao - Bí thư Chi bộ thôn Văn Xá, xã Lâm Trung Thủy (bên phải):Thôn chúng tôi từ năm 2012 đã sáp nhập, ban đầu khó khăn nhưng sau vận hành trôi chảy nên chủ trương sáp nhập xã được nhân dân đồng tình cao.

Ông Nguyễn Quang Thao - Bí thư Chi bộ thôn Văn Xá, xã Lâm Trung Thủy bày tỏ: “Thôn chúng tôi từ năm 2012 đã sáp nhập, ban đầu khó khăn nhưng sau vận hành trôi chảy nên sáp nhập xã được nhân dân đồng tình cao. Hiện nay, thôn có hơn 1.200 nhân khẩu, chi bộ có 86 đảng viên”.

Thực tế, việc sáp nhập xã, Đức Thọ bắt đầu từ năm 2017. Khi đó, phương án sáp nhập được vẽ ra theo một kịch bản khác, chủ yếu dựa trên tiêu chí dân cư dưới 3.000 người.

Nhận diện “4 cái khó”, Đức Thọ sắp xếp ổn thỏa 21 xã, thị trấn

Ông Phạm Gia Đức, công chức tư pháp - hộ tịch xã Bùi La Nhân (đứng giữa): Anh em luôn nhắc nhau phải đoàn kết, tuyệt đối không được kéo bè kéo cánh

“Việc sáp nhập xã, chúng tôi được biết từ lâu nên tư tưởng đã xác định rõ. 3 xã nhập thành 1 nên hiện có 3 người cùng làm tư pháp với 3 nhiệm vụ: Tiếp nhận hồ sơ, hộ tịch, tư pháp. Anh em luôn nhắc nhau phải đoàn kết, cùng thực hiện nhiệm vụ chung là sớm ổn định bộ máy, tuyệt đối không được kéo bè kéo cánh, đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu về xã mới”, ông Phạm Gia Đức, công chức tư pháp - hộ tịch xã Bùi La Nhân trao đổi.

9 xã, thị trấn mới của Đức Thọ đã đi vào vận hành. “Ngày 6/1, xã chính thức giao dịch với người dân. Ngày 16/1, xã tổ chức gặp mặt 49 người nghỉ việc. Tất cả rất vui vẻ và mong muốn, sau khi sáp nhập thì nội bộ đoàn kết, xã nhà phải phát triển hơn” - Bí thư Đảng ủy xã Lâm Trung Thủy Đinh Văn Nam trò chuyện.

Nhận diện “4 cái khó”, Đức Thọ sắp xếp ổn thỏa 21 xã, thị trấn

Trụ sở hành chính xã Bùi La Nhân sau khi sáp nhập

Được biết, một số vị trí công chức xã Lâm Trung Thủy nay có 1 người làm việc (do trước đó thực hiện tốt việc sắp xếp) như: Tư pháp, địa chính. Trong lộ trình đến 2025, xã sẽ tiếp tục giảm biên, thực hiện Nghị định 34/2019/NĐ-CP, ngày 24/4/2019 của Chính phủ.

Kết thúc năm 2019, Đảng bộ huyện Đức Thọ được Ban Thường vụ Tỉnh ủy xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được tặng bằng khen. Ghi nhận ấy là “điểm cộng” từ nhiều kết quả, hẳn nhiên có sáp nhập xã theo nghị quyết của Trung ương. Đây chính là bó hoa nhiều ý nghĩa mà toàn Đảng bộ, nhân dân Đức Thọ dâng lên Đảng nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập.

Chủ đề Sáp nhập xã ở Hà Tĩnh

Chủ đề BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

Đọc thêm

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Sáng 25/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Lễ công bố quyết định về việc phân công đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị giữ chức Thường trực Ban Bí thư thay đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã được Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15 bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và trao Quyết định của Bộ Chính trị.