Năm 2019, Hà Tĩnh sáp nhập 80 đơn vị hành chính hình thành 34 xã, thị trấn mới. Tuy nhiên, đến nay, nhiều tên đơn vị hành chính xã cũ vẫn còn thể hiện trên bảng, biển chỉ dẫn.
Vượt qua những ngổn ngang ban đầu khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã, các xã/thị trấn mới trên địa bàn Hà Tĩnh đang gấp rút chuẩn bị các điều kiện tổ chức đại hội Đảng nhiệm kỳ mới.
Việc sáp nhập đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã ở Hà Tĩnh đã ca khúc khải hoàn nhờ chủ trương và cơ chế đúng. Với chủ trương và cơ chế ấy, những khó khăn mà các ĐVHC mới đang gặp phải chỉ là trước mắt.
34 xã, thị trấn mới ở Hà Tĩnh chính thức ra đời từ ngày 1/1/2020. Việc sắp xếp, tổ chức bộ máy đã và đang được các cấp triển khai gấp rút để vận hành thông suốt.
Sáng 1/1/2020, Ban Thường vụ Huyện ủy Đức Thọ long trọng tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 819/NQ-UBTVQH14, ngày 21/11/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh và các quyết định của Huyện ủy về thành lập đảng bộ, tổ chức bộ máy xã sáp nhập.
Năm mới 2020 gõ cửa là lúc Hà Tĩnh chính thức ra mắt 34 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã mới theo Nghị quyết 819/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây cũng là thời điểm mở ra trang sử mới của những vùng đất, làng quê quen thuộc.
Theo Nghị quyết số 819/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, Hà Tĩnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, 216 đơn vị hành chính cấp xã (80 đơn vị hành chính cấp xã được sắp xếp thành 34 xã mới, giảm 46 xã). Báo Hà Tĩnh thông tin chi tiết 34 xã, phường, thị trấn mới của tỉnh sau khi sắp xếp.
Chiều 26/12, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Thị Gái - Trưởng đoàn công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của BTV Tỉnh ủy tại huyện Đức Thọ chủ trì cuộc họp tổng kết hoạt động năm 2019, phân công thành viên và triển khai nhiệm vụ 2020.
Chiều 7/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng cùng đoàn công tác có buổi làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ các xã: Đức Lâm, Trung Lễ, Đức Thủy (Đức Thọ - Hà Tĩnh) và Thường trực huyện ủy Đức Thọ về tình hình KT-XH, QP-AN, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị từ đầu nhiệm kỳ đến nay và việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Chiều 6/12, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn dự Hội nghị Ban Thường vụ Huyện ủy Đức Thọ thực hiện quy trình công tác nhân sự thành lập Đảng bộ xã Lâm Trung Thủy theo Kết luận 144-KL/TU, ngày 28/8/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Theo kế hoạch, sau khi sáp nhập 21 xã, thị trấn thành 9 đơn vị hành chính cấp xã, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) sẽ có 477 cán bộ, công chức (CBCC), người hoạt động không chuyên trách dôi dư. Đến thời điểm này, đã có 147 CBCC và gần 100 cán bộ không chuyên trách viết đơn xin nghỉ theo chế độ quy định.
Kết luận buổi làm việc với BTV Huyện ủy Đức Thọ sáng 10/9 về triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn đề nghị Đức Thọ đến ngày 10 tháng 10 hoàn thành quy trình cán bộ và các chế độ chính sách hoàn thiện trong năm 2019…
Sáng 10/9, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn và Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng, Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh có buổi làm việc với một số xã thuộc diện sắp xếp trên địa bàn Đức Thọ và BTV Huyện ủy Đức Thọ về triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Trên cơ sở đồng thuận của đảng viên, nhân dân, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã trình Bộ Nội vụ hồ sơ đề án sắp xếp 80 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã để tới đây trình Chính phủ quyết định. Có được kết quả này là nhờ các cấp, ngành, địa phương chủ động triển khai chủ trương lớn từ rất sớm.
Chiều 13/8, UBND huyện ĐứcThọ tổ chức hội nghị công bố sáp nhập một số trường tiểu học và mầm non kể từ năm học 2019-2020. Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Nguyễn Thị Gái, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Tĩnh đến dự.
Năm 2019, song song với việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) sẽ tiến hành sáp nhập các trường mầm non và tiểu học. Quá trình sáp nhập, còn có một số vấn đề về cơ sở vật chất cần giải quyết để nâng cao chất lượng dạy, học.
Sáng 7/8, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Huy Hùng chủ trì buổi làm việc với Sở Nội vụ Hà Tĩnh để nghe và đóng góp ý kiến vào các đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình Kỳ họp thứ 11 (kỳ họp bất thường) - HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Trong 2 ngày (23 và 24/7), có 21/28 xã, thị trấn nằm trong diện sáp nhập của huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã đồng loạt tổ chức bỏ phiếu lấy ý kiến nhân dân. Công tác tổ chức bỏ phiếu lấy ý kiến được các địa phương, thôn, xóm, tổ dân phố thực hiện nghiêm túc, đảm bảo thời gian, với tỷ lệ người dân tham gia bỏ phiếu đạt 100% (56.308 cử tri có mặt tại địa phương).
Ngày 23/7, 2 xã Đức Tùng và Đức Châu (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã hoàn thành việc lấy ý kiến của cử tri về sáp nhập đơn vị hành chính 2 xã với số phiếu đồng ý đạt 100%.
Ngày 23/7, các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y, Trương Thanh Huyền dẫn đầu đoàn giám sát HĐND tỉnh Hà Tĩnh tiến hành khảo sát, giám sát việc lập, niêm yết danh sách cử tri và tổ chức lấy ý kiến cử tri về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019-2021 tại Đức Thọ, Hương Sơn.
Hội nghị cán bộ cốt cán triển khai nhiệm vụ sáp nhập xã trên địa bàn được huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) tổ chức sáng 12/7 với sự tham dự của Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Nguyễn Thị Gái.
Sáng 20/9, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh họp nghe đề án thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII của huyện Đức Thọ. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh cùng dự.
Theo tờ trình của UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) về việc xin chủ trương sáp nhập xã, trong năm 2018, huyện dự định sáp nhập 4 xã còn 2 xã là: Đức Quang với Đức Vĩnh; Đức Tùng với Đức Châu.
Sáng nay (2/4), phát biểu khai mạc Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ tinh thần phấn đấu đạt tăng trưởng ít nhất 6,7% năm 2018, từ đó, đưa ra các số liệu cụ thể cho các cấp, các ngành liên quan để đóng góp vào tăng trưởng.