Các tiêu chí và phương pháp chứng nhận cho nhãn hiệu bánh đa nem Hà Tĩnh được xây dựng để làm cơ sở quản lý nguồn gốc, chất lượng sản phẩm trên địa bàn tỉnh.
Người dân Hương Khê (Hà Tĩnh) đang phấn khởi khi cam Khe Mây đầu vụ được thu mua với giá khá cao, dao động từ 30-35 nghìn đồng/kg; đặc biệt, một số sản phẩm cam đặc sản, cam hữu cơ có giá lên đến 70-80 nghìn đồng/kg.
Tình hình thời tiết bất lợi đã ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả tại một số vùng trồng cam Khe Mây ở Hương Khê (Hà Tĩnh). Tuy nhiên, giá cam đầu vụ tăng cao nên người dân rất phấn khởi chuẩn bị cho vụ thu hoạch.
Sản phẩm mật ong của Hương Sơn (Hà Tĩnh) chính thức được bảo hộ về thương hiệu, là tiền đề để triển khai các hoạt động quản lý, phát triển thương hiệu sản phẩm, góp phần khẳng định thương hiệu Mật ong Hương Sơn trên thị trường.
Hàng trăm hộ sản xuất, kinh doanh ở thị xã Kỳ Anh và huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) vừa được hướng dẫn cách thức bảo vệ và phát triển các nhãn hiệu chứng nhận nước mắm Kỳ Ninh, mực Thạch Kim.
Thực hiện đề án hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2015 -2020, đến nay, toàn tỉnh có 15 sản phẩm đặc sản, 2.251 đối tượng sở hữu công nghiệp được đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu.
Hội đồng KH&CN Hà Tĩnh vừa đồng ý cho Công ty TNHH phát triển tài sản trí tuệ Việt (Hà Nội) triển khai thực hiện 2 dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Nước mắm Kỳ Ninh” và “Mực Thạch Kim”.
Ngày 26/9, Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Sở khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn xây dựng, đăng ký, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trong khuôn khổ chương trình OCOP.
Sáng nay (19/9), Sở KH&CN Hà Tĩnh phối hợp UBND huyện Hương Khê tổ chức lễ công bố quyết định và trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận Cam Khe Mây cho sản phẩm cam quả của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Ðược “định danh” bằng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận là điều kiện cho các sản phẩm chủ lực địa phương, sản phẩm đặc trưng của các làng nghề ở Hà Tĩnh vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Vấn đề đặt ra sau khi được bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) là việc quản lý, khai thác, phát triển giá trị của các sản phẩm này.
Dự án tạo lập nhãn hiệu chứng nhận “Cam Khe Mây” dùng cho sản phẩm cam quả của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh do Trung tâm Nghiên cứu công nghệ - Sở hữu trí tuệ CLIPTEK triển khai. Dự kiến, nhãn hiệu sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp trước mùa thu hoạch cam năm 2019.
Theo một khảo sát của ngành chức năng Hà Tĩnh, hiện có trên 30% cam chanh Sơn Mai (Hương Sơn) phải nhờ thương hiệu khác để bán ra thị trường. Người trồng cam còn chịu nhiều thiệt thòi do giá trị kinh tế thấp, trong khi xét về chất lượng, sản phẩm không hề thua kém những thương hiệu khác.
Hai ngày qua, một số vấn đề trong đề thi tham khảo môn địa lý, hóa học đã được các giáo viên phản ánh. Ông Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD – ĐT đã xác nhận về thông tin này.