Định danh sản phẩm chủ lực để tăng giá trị, rộng mở thị trường

(Baohatinh.vn) - Ðược “định danh” bằng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận là điều kiện cho các sản phẩm chủ lực địa phương, sản phẩm đặc trưng của các làng nghề ở Hà Tĩnh vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Vấn đề đặt ra sau khi được bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) là việc quản lý, khai thác, phát triển giá trị của các sản phẩm này.

Giá trị từ nhãn hiệu bảo hộ

Định danh sản phẩm chủ lực để tăng giá trị, rộng mở thị trường

Cam Sơn Mai sẽ được chứng nhận nhãn hiệu trong thời gian tới.

Theo kết quả điều tra cho thấy, sau khi được thiết lập quyền sở hữu trí tuệ, giá trị thương hiệu và giá trị của sản phẩm tăng từ 15 - 20%. Mới được cấp nhãn hiệu chưa lâu, nhưng đến nay, sản phẩm “Cam Thượng Lộc” của vùng trà sơn Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được bảo hộ độc quyền về thương hiệu. Nhờ được quản lý, khai thác, phát triển và quảng bá rộng rãi, giá trị sản phẩm cam Thượng Lộc tăng khoảng 15% so với trước đó, thương hiệu được khẳng định và thị trường tiêu thụ ngày càng phát triển.

Chỉ dẫn địa lý “Nhung hươu Hương Sơn” dù mới chính thức được cấp thời gian gần đây, song trong quá trình thiết lập, triển khai dự án, các đơn vị liên quan đã xây dựng mô hình kết nối người chăn nuôi và doanh nghiệp, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Nhờ đó, bước đầu, giá bán sản phẩm tăng và thị trường rộng mở. Giá nhung hươu đã nhích lên kể từ lúc xây dựng chỉ dẫn địa lý, từ 800 nghìn đồng/lượng lên đến 1,5 triệu đồng/lượng.

Định danh sản phẩm chủ lực để tăng giá trị, rộng mở thị trường

Đàn hươu sao nuôi theo phương thức bán hoang giã ở Hương Sơn (Ảnh Đậu Bình)

Ông Trần Mạnh Hùng - Quyền Trưởng Phòng Quản lý công nghệ và chuyên ngành, Sở KH&CN Hà Tĩnh cho hay, ngoài cam Thượng Lộc, nhung hươu Hương Sơn hay trước đó là bưởi Phúc Trạch… đã tăng giá trị kinh tế, hoạt động SHTT thời gian gần đây còn tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và sự tăng trưởng từ 10 - 15%. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi nhận thức và chiến lược sản xuất, kinh doanh dựa trên nền tảng áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, SHTT nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Phát huy giá trị nhãn hiệu

Định danh sản phẩm chủ lực để tăng giá trị, rộng mở thị trường

Trong quá trình thiết lập, triển khai dự án xây dựng Chỉ dẫn địa lỹ cho nhung hươu Hương Sơn, các đơn vị liên quan đã kết nối người chăn nuôi với doanh nghiệp, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Nhờ đó, sản phẩm bước đầu cho thấy giá bán tăng và thị trường ngày càng phát triển.

Ông Nguyễn Kiều Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn nhìn nhận, việc xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm là điều kiện cần thiết để phát triển sản phẩm đặc trưng của địa phương. Song, việc quản lý, sử dụng và quảng bá nhãn hiệu để phát huy hiệu quả cần có thời gian và sự phối hợp giữa nhiều bên liên quan. Không chỉ quản lý về mặt nhà nước đơn thuần, địa phương còn có nhiều chính sách khuyến khích sản xuất cũng như nâng cao chất lượng của những sản phẩm đã được bảo hộ; đồng thời trực tiếp hoặc tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân giới thiệu sản phẩm rộng rãi ra thị trường.

Định danh sản phẩm chủ lực để tăng giá trị, rộng mở thị trường

Cam Khe Mây (Hương Khê) đang được hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu chứng nhận.

Phó Giám đốc Sở KH&CN Nguyễn Huy Trọng cho biết, toàn tỉnh đã có 25 sản phẩm đặc trưng gắn với tên địa danh được đưa vào danh mục xác lập nhãn hiệu cộng đồng; trong đó đã có 11 nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ. Để phát huy giá trị của nhãn hiệu bảo hộ, công việc đầu tiên và cần thiết nhất chính là các tổ chức, cá nhân sở hữu phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng của sản phẩm, giữ uy tín của thương hiệu; tổ chức quản lý nhãn hiệu phải thường xuyên kiểm tra, có thể tiến hành thu hồi quyền sử dụng đối với những cá nhân có sản phẩm không đạt yêu cầu theo quy định. Bên cạnh đó, mỗi chủ sở hữu nhãn hiệu phải xây dựng được hệ thống quản lý và phát triển, khai thác tối đa giá trị của nhãn hiệu đã được bảo hộ.

“Thời gian tới, Sở KH&CN sẽ tiếp tục làm việc với các địa phương để thống nhất các danh mục sản phẩm hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm lợi thế, nhằm tạo cơ sở để xây dựng sản phẩm OCOP cho các địa phương” – ông Trọng cho biết thêm.

Chủ đề Khoa học - kỹ thuật

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.