Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Bằng sự linh hoạt, táo bạo, nhiều nông dân ở xã Thạch Bình (TP Hà Tĩnh) đã mạnh dạn xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần nâng cao các tiêu chí nông thôn mới tại địa phương.
Dù không theo đuổi được ngành nghề đã lựa chọn nhưng anh Trần Xuân Tin (SN 1990, trú tại thôn Đông Phố, xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) đã có lối rẽ thành công từ việc phát triển nghề nuôi hươu truyền thống của địa phương.
Nuôi hươu lấy nhung - mô hình còn khá xa lạ, mới mẻ với người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh), thế nhưng, với quyết tâm phát triển kinh tế bền vững, chị Nguyễn Thị Lộc (thôn Thống Nhất, xã Nam Điền) đã mạnh dạn đầu tư và bước đầu có dấu hiệu khởi sắc.
Sau nhiều năm làm ăn ở tỉnh Bình Dương, vợ chồng anh Hoàng Huỳnh Ngư (SN 1988, trú tại thôn 8, xã Sơn Giang, Hương Sơn, Hà Tĩnh) quyết định về quê lập nghiệp. Nhờ đầu tư đúng hướng, nên đến nay mô hình trang trại của vợ chồng anh đạt doanh thu trên 3 tỷ đồng/năm.
Hương Sơn (Hà Tĩnh) là địa phương có số lượng đàn hươu lớn nhất tỉnh với trên 42.000 con. Mùa “hái lộc” nhung huơu năm nay, bà con toàn huyện ước thu về khoảng 120 tỷ đồng.
Đề tài “Nghiên cứu tập tính sinh học, khả năng ứng dụng công nghệ sinh sản và một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi hươu sao tại Hà Tĩnh” do cán bộ Chi cục Thú y tỉnh đã cung cấp luận chứng khoa học để xây dựng quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định chăn nuôi loài mới này.
Trong không khí thắm tình đoàn kết hữu nghị hợp tác và niềm vui chung của hai dân tộc trong năm đoàn kết Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022, cán bộ ngành KH&CN Hà Tĩnh đang gấp rút chuyển giao công nghệ, giúp người dân Lào nuôi hươu, trồng nấm…
Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh và Sở Công nghệ và Truyền thông Bolykhămxay (Lào) đang tiến hành hợp tác nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu và nuôi hươu tại tỉnh Bolykhămxay.
Nhằm ứng phó với nắng nóng kéo dài, bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi, người chăn nuôi ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp chống nắng nóng, tránh gây thiệt hại về kinh tế và các nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Theo thông tin từ Sở KH&CN Hà Tĩnh, qua làm việc, lãnh đạo tỉnh Bôlykhămxay (CHDCND Lào) đã thống nhất bố trí 1 khu đất của Sở KH&CN tỉnh Bôlykhămxay để xây dựng 1 mô hình trồng nấm và 4 mô hình nuôi hươu tại huyện Khăm Cợt; 1 mô hình nuôi hươu tại huyện Pạc xăn.
Loài hươu sao xuất thân là động vật hoang dã, bản tính nhút nhát và sợ con người. Thế nhưng, tại trang trại của Ông Phạm Quang Hùng ở xã Hương Thủy, Hương Khê (Hà Tĩnh) có tới 61 con hươu lại thân thiện, vui đùa với chủ nuôi như thú cưng.
Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế cho gia đình mình, chị Lê Thị Bích Hà ở thôn Kim Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn - Hà Tĩnh) còn nhiệt tình tư vấn, tạo điều kiện cho nhiều hộ dân trong thôn cùng phát triển sản xuất, chăn nuôi.
Được xác định là mũi nhọn kinh tế được ưu tiên hàng đầu của địa phương, thời gian qua, chăn nuôi đã góp phần quan trọng đảm bảo việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh).
Trung tâm Phát triển nấm ăn và nấm dược liệu (Sở KH&CN Hà Tĩnh) vừa triển khai dự án hợp tác nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu và nuôi hươu tại tỉnh Bôlykhămxay (Lào).
Từng được kỳ vọng sẽ tạo ra “đầu kéo” cho chăn nuôi hươu nhưng Công ty CP Hươu giống Hương Sơn ở thôn Sông Con, xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang “sống mòn”, hoạt động èo ọt và đang đứng trước nguy cơ “khai tử”...
Ông Nguyễn Hữu Vỵ (sinh năm 1955, thương binh hạng 4/4, ở thôn Nam Hà, xã Sơn Hà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) là tấm gương điển hình sản xuất, chăn nuôi giỏi, được người dân trong vùng nể phục.
Hươu sao được tỉnh xác định là sản phẩm chủ lực trong ngành nông nghiệp. Những năm qua, nghề nuôi hươu thực sự đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cho người dân huyện miền núi Hương Sơn. Tuy nhiên, vật nuôi chủ lực này đang cần được quan tâm hơn để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, có thể nhân rộng ra các địa phương trong tỉnh.
Trở lại vùng đất xã Sơn Lâm (Hương Sơn - Hà Tĩnh), tôi thật sự ngỡ ngàng trước sự đổi mới của làng quê vốn dĩ nghèo đói thuở trước, bây giờ đã thành làng quê trù phú. Bốn bề bạt ngàn màu xanh: xanh núi, xanh đồi, xanh vườn. Khá nhiều gia đình xây dựng nhà cửa khang trang, vườn sum suê cây trái.