Bỏ phố về quê, vợ chồng kỹ sư trẻ biến đất hoang thành trang trại tiền tỷ

(Baohatinh.vn) - Sau nhiều năm làm ăn ở tỉnh Bình Dương, vợ chồng anh Hoàng Huỳnh Ngư (SN 1988, trú tại thôn 8, xã Sơn Giang, Hương Sơn, Hà Tĩnh) quyết định về quê lập nghiệp. Nhờ đầu tư đúng hướng, nên đến nay mô hình trang trại của vợ chồng anh đạt doanh thu trên 3 tỷ đồng/năm.

Bỏ phố về quê, vợ chồng kỹ sư trẻ biến đất hoang thành trang trại tiền tỷ

Cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT & Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Hương Sơn tham quan mô hình của anh Ngư

Năm 2012, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Lâm nghiệp (Hà Nội) chuyên nghành chế biến lâm sản, anh Hoàng Huỳnh Ngư vào làm việc tại Công ty CP Kỹ nghệ gỗ Việt (thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) với mức thu nhập 12 triệu đồng/tháng. 2 năm sau, anh Ngư se duyên cùng chị Lê Thị Thu Trang cũng làm việc tại đây, là đồng hương cùng quê xã Sơn Giang.

Những tưởng cuộc sống, công việc ổn định với mức thu nhập bình quân của 2 vợ chồng trên 20 triệu đồng/tháng, đôi vợ chồng trẻ sẽ gắn bó lâu dài ở đây nhưng khi chị Trang vừa sinh con nhỏ, đầu năm 2015 anh Ngư quyết định một mình trở về quê nhà tìm hướng làm ăn mới.

Bỏ phố về quê, vợ chồng kỹ sư trẻ biến đất hoang thành trang trại tiền tỷ

Anh Ngư trồng nhiều diện tích cỏ để cung cấp thức ăn cho đàn bò và đàn hươu

Về quê hương, nhận thấy khu đất rộng hơn 15.000m2, gần rừng keo tại thôn 8 bị bỏ hoang, anh Ngư đề xuất xin thuê lại để phát triển kinh tế trang trại. Đây cũng là thời điểm xã Sơn Giang tập trung xây dựng xã nông thôn mới nhưng chưa nhìn ra điểm nhấn về mô hình phát triển kinh tế mang lại thu nhập cao. Thế nên, việc thuê lại đất của anh Hoàng Huỳnh Ngư được chính quyền địa phương chấp thuận và ủng hộ nhiệt tình. Bắt tay vào việc, anh Ngư mượn 4 sổ đỏ của người thân để cầm cố ngân hàng vay số tiền gần 300 triệu đồng làm vốn đầu tư sản xuất.

Tận dụng lợi thế địa hình, anh Hoàng Huỳnh Ngư triển khai trồng cỏ, mua 10 con bò trị giá 250 triệu đồng về nuôi. Năm 2016, biết được công việc của chồng ở quê nhà tạm ổn, chị Thu Trang quyết định bồng con trở về cùng chồng mở rộng sản xuất.

Bỏ phố về quê, vợ chồng kỹ sư trẻ biến đất hoang thành trang trại tiền tỷ

Hiện đàn hươu của vợ chồng anh Ngư có 15 con

Ít vốn và nhằm hạn chế những rủi ro, vợ chồng anh phát triển sản xuất theo phương châm cuốn chiếu. Nghĩa là không đầu tư ồ ạt mà lấy ngắn nuôi dài. Cuối năm 2016, vợ chồng kỹ sư trẻ xây 3 trại gà, nhập 200 con gà giống từ Viện Chăn nuôi Việt Nam về phát triển.

Từ năm 2017 đến nay, trại gà của vợ chồng anh không ngừng tăng lên và luôn duy trì ở mức 2.000 con. Nhờ chất lượng gà thơm ngon, lại không bị dịch bệnh nên gà thịt của gia đình sản xuất không lúc nào bị ứ đọng, mỗi năm anh nuôi 2 lứa, xuất bán 12.000 con gà thương phẩm.

Bỏ phố về quê, vợ chồng kỹ sư trẻ biến đất hoang thành trang trại tiền tỷ

Nhờ tuân thủ quy trình chăn nuôi nên tỷ lệ đàn gà chết luôn dưới ngưỡng 5%

Không dừng lại ở nuôi gà thịt, anh Hoàng Huỳnh Ngư còn mở rộng sản xuất bằng cách nuôi thêm 30 đàn ong, 15 con hươu và hàng chục con bò.

Chỉ hơn 5 năm đầu tư cải tạo, anh Hoàng Huỳnh Ngư đã biến vùng đất bị bỏ hoang thành trang trại chăn nuôi tổng hợp với doanh thu bình quân hơn 3 tỷ đồng/năm. Cơ sở của anh còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng.

Nói về hướng phát triển trong thời gian tới, anh Ngư cho biết, sẽ bán bớt đàn bò, chỉ giữ lại khoảng 5 - 6 con để lấy phân vì nuôi bò hiệu quả không cao. Mặt khác, cơ sở sẽ tiếp tục xây dựng thêm chuồng trại để nâng đàn hươu lên từ 30 - 40 con để tăng doanh thu.

Bỏ phố về quê, vợ chồng kỹ sư trẻ biến đất hoang thành trang trại tiền tỷ

Chất lượng gà thịt thơm ngon nên khách hàng trong và ngoài tỉnh thường xuyên đặt hàng

Bỏ phố về quê, vợ chồng kỹ sư trẻ biến đất hoang thành trang trại tiền tỷ

Ngoài chăn nuôi anh Ngư còn nuôi 30 đàn ong để tăng thêm thu nhập

“Mặc dù cả 2 vợ chồng anh Hoàng Huỳnh Ngư còn trẻ nhưng rất mạnh dạn đầu tư vào phát triển sản xuất. Từ 2 bàn tay trắng, vợ chồng anh đã biến vùng đất hoang thành trang trại tiền tỷ nhờ chịu thương, chịu khó, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đầu tư đúng hướng ” - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hương Sơn Lê Đình Phước cho hay.

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.