Trong nhóm ngành hàng bán lẻ ở Hà Tĩnh năm 2019, mặt hàng ôtô ước đạt 2.907,30 tỷ đồng, tăng 28,98%
Xét theo nhóm ngành bán lẻ, một số ngành có mức tăng trưởng cao như: Nhóm lương thực, thực phẩm ước đạt 15.600,30 tỷ đồng, tăng 14,04%;
Hàng may mặc ước đạt 2.386,89 tỷ đồng, tăng 15,13%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình ước đạt 4.713,47 tỷ đồng, tăng 1,0%; ô tô ước đạt 2.907,30 tỷ đồng, tăng 28,98%;
Đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình ước đạt 4.713,48 tỷ đồng, tăng 1,0%; xăng dầu các loại đạt 3.651,61 tỷ đồng, tăng 0,87%; đá quý, kim loại quý các loại đạt 640,11 tỷ đồng, tăng 17,84%;…
Thị trường những tháng cuối năm dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng cao do nhiều đơn vị thực hiện chương trình giảm giá, kích cầu tiêu dùng.
Phân tích của Cục Thống kê Hà Tĩnh, doanh thu bán lẻ năm nay tăng trưởng mạnh chứng tỏ thị trường Hà Tĩnh tiếp tục khẳng định sự hấp dẫn với các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ và thể hiện sự hồi phục, phát triển của nền kinh tế toàn tỉnh trong năm qua.
Đồng thời, Hà Tĩnh cũng đã thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước và triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, kích thích tiêu dùng của người dân.
Nguồn hàng hoá tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích ... được duy trì ổn định, đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân.
Nhìn chung, những tháng cuối năm thị trường hàng hóa cũng như các hoạt động thương mại và dịch vụ tiếp tục có xu hướng tăng nhanh do các doanh nghiệp chạy nhiều chương trình giảm giá “sốc, kích cầu tiêu dùng và tâm lý mua sắm phục vụ Tết của người dân.
Giá thịt lợn đang có nhiều biến động và khả năng sẽ tiếp tục tăng lên từ nay đến cuối năm.
Tuy nhiên, giữa biến động lớn của giá vàng, giá xăng dầu, dịch tả lợn châu Phi ảnh hưởng đến giá lợn,… các cấp chính quyền cần chủ động sớm các kế hoạch cân đối hàng hoá, thị trường để phục vụ tốt cho nhân dân mua sắm vào thời điểm cuối năm, đảm bảo hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2019.