Phát hiện virus khác thường chưa từng được biết đến

Virus mới này có trình tự gen khác thường, kích thước kỳ lạ và là một ẩn số với các nhà khoa học. Đến nay, họ vẫn chưa thể kết luận virus này có gây hại hay không.

Các nhà khoa học Brazil vừa xác định được một loại virus khác thường. Khi tìm kiếm dữ liệu gen trong loại virus này, họ phát hiện ra nó chưa từng được biết đến trước đây, Science Alert cho hay.

Nhóm những virus không có gen nhận biết này được gọi là Yara. Chúng được đặt tên theo Yara (hay lara), nữ thần nước trong thần thoại Brazil. Những virus khác thường được tìm thấy trong Hồ Pampulha, một hồ nước nhân tạo ở thành phố Belo Horizonte (Brazil).

Những điều khác thường của Yara virus

“Virus Yara (Yaravirus brasiliensis) được tạo thành bởi một dòng virus amip mới có nguồn gốc khó hiểu và phát sinh loài”, nhóm nghiên cứu giải thích trong bài báo đăng trên Science Magazine.

Phát hiện virus khác thường chưa từng được biết đến

Yara virus dưới kính hiển vi. Ảnh: Sciene Magazine.

Hai trong số các thành viên cao cấp của nhóm là nhà khoa học Bernard La Scola từ Đại học Aix-Marseille ở Pháp và Jônatas S. Abrahão từ Đại học Liên bang Minas Gerais của Brazil. Abrahão đã khám phá ra Yara khi săn lùng “những con virus khổng lồ” có kích thước tương đương vi khuẩn.

Nhưng kích thước không phải điều duy nhất khiến nhóm virus này trở nên kỳ lạ. Các nhà khoa học hoàn toàn bất ngờ khi giải trình tự gen của nó, không có bất kỳ gen nào phù hợp.

Yara virus sở hữu bộ gen phức tạp, có thể tự tổng hợp protein cũng như sửa chữa DNA, sao chép đoạn mã DNA. Việc phát hiện virus này là bước khởi sinh cho cách nhìn hoàn toàn khác về virus. Bởi trước đây, người ta cho rằng virus là những thực thể không sống, chỉ có khả năng lây nhiễm vật chủ.

Năm 2018, hai nhà khoa học Bernard La Scola và Jônatas S. Abrahão đã phát hiện loại virus mới có tên Tupan. Chúng có kích thước khổng lồ và được tìm thấy trong môi trường nước.

95% virus trong nước thải là một ẩn số

Dù vậy, với giáo sư Elodie Ghedin của Đại học New York (Mỹ), nhà nghiên cứu virus trong nước thải và hệ hô hấp, cho rằng việc không tìm thấy trình tự gen phù hợp của Yara là điều dễ hiểu. Theo Elodie, hơn 95% số virus trong nước thải vẫn là một ẩn số với bộ gen không trùng khớp với bất kỳ dữ liệu nào của khoa học.

Phát hiện virus khác thường chưa từng được biết đến

Nhuộm âm tính một virion Yara bị phân lập. Ảnh: Science Alert.

Cô cũng cho rằng giới nghiên cứu ngày càng phát hiện ra nhiều loại virus mới, đó như một điều hiển nhiên vì có vô vàn loại tồn tại trong tự nhiên và cuộc sống của con người.

Hiện, Abrahão và nhóm nghiên cứu đang tìm cách giải mã những khía cạnh khác trong cách nhân đôi, phát triển của loại virus này cũng như xem xét mức độ nguy hiểm của nó với con người.

Không phải virus nào cũng nguy hiểm

Cùng lúc đó, Christopher và Michael Tisza, hai nhà virus học của Viện Ung thư Quốc gia (Mỹ) đang thu thập một mạng lưới dữ liệu về các virus mang vật liệu di truyền trong vòng tròn. Chúng bao gồm các virus papilloma, một trong số đó là tác nhân gây ung thư cổ tử cung. Tổng cộng, nhóm đã phát hiện khoảng 2.500 virus trong, 600 trong số đó hoàn toàn mới mẻ với khoa học.

Dữ liệu của Buck cho phép các bác sĩ và giới khoa học tiếp cận như một công cụ quan trọng để tìm kiếm, dự báo những mầm bệnh cho con người. Theo chuyên gia Curtis Sript, nhà virus học môi trường của Đại học British Columbia, Vancouver (Canada), con người không thể sống thiếu virus, không phải virus nào cũng nguy hiểm.

Bởi một số loại virus sống trong cơ thể giúp chúng ta khỏe mạnh hơn. Một số khác cần thiết để giữ hệ sinh thái cân bằng nhờ chu trình tái chế chất dinh dưỡng.

Theo Zing

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.
Mỹ phê duyệt vaccine cúm dạng xịt

Mỹ phê duyệt vaccine cúm dạng xịt

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA chấp thuận vaccine cúm dạng xịt FluMist do AstraZeneca sản xuất, có thể tự tiêm, không cần nhân viên y tế hỗ trợ.