Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kèm theo độ ẩm thấp dễ khiến niêm mạc đường hô hấp bị khô, kích ứng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh.

Thời tiết đang bắt đầu vào hè với những ngày oi bức, nóng ẩm đây cũng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh. Vậy người dân cần làm gì để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp?

Phòng tránh các bệnh đường hô hấp vào mùa hè

Thông thường các bệnh đường hô hấp hay gặp phải vào mùa đông, tuy nhiên vào mùa hè cũng dễ mẵc bệnh đường hô hấp. Vì vậy người dân vẫn cần thực hiện một số biện pháp sau để phòng tránh các bệnh đường hô hấp.

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, uống đủ nước. Mọi người cần tăng cường rau xanh, trái cây và các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất. Mỗi người cần uống 2-3lít/ngày tuy nhiên nên chia nhỏ thành nhiều lần uống. Mùa hè không nên uống nước đá hay nước lạnh, nước ngọt, đồ uống có gas mà nên chọn nước lọc, nước ép rau củ quả…

- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, tốt nhất nên tập luyện trong khoảng thời gian sáng sớm hoặc chiều muộn. Hạn chế ra ngoài vào lúc nắng nóng đỉnh điểm từ 10h-14h hàng ngày. Nếu cần đi ra ngoài nên sử dụng trang phục, đồ bảo hộ chống nắng.

- Hạn chế ăn thực phẩm lạnh.

- Hạn chế tình trạng sốc nhiệt bằng cách khi đi ngoài trời nắng nóng về không nên tắm ngay cũng không nên vào phòng điều hòa có nhiệt độ thấp hơn nhiều so với bên ngoài.

- Nếu sử dụng điều hòa tốt nhất nên để ở mức nhiệt khoảng 26-28 độ C, không để quạt thổi trực tiếp vào người. Người dân không nên nằm quá lâu trong phòng điều hòa vì có khả năng gây khô niêm mạc mũi họng. Do điều hòa khiến không khí có độ ẩm thấp, người dân có thể sử dụng thiết bị cung cấp độ ẩm như máy làm tăng độ ẩm trong không khí, máy phun sương… điều này giúp hạn chế việc đường hô hấp bị khô.

- Tiêm phòng vaccine cúm hàng ngày để phòng ngừa một số chủng virus cúm thường gặp.

Người dân nên tiêm phòng cúm hàng năm để hạn chế nguy cơ mắc một số chủng virus cúm dễ gặp.
Người dân nên tiêm phòng cúm hàng năm để hạn chế nguy cơ mắc một số chủng virus cúm dễ gặp.

Vì sao mùa hè dễ mắc bệnh đường hô hấp?

Vào mùa hè, có những yếu tố nguy cơ khiến bệnh đường hô hấp gia tăng như:

Thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển.

Nhu cầu sử dụng điều hòa của người dân tăng cao vào mùa hè trong đó có nhiều người sử dụng điều hòa với mức nhiệt chênh lệch nhiều so với bên ngoài. Việc dùng điều hòa trong thời gian dài, để nhiệt độ thấp cũng là nguy cơ khiến niêm mạc mũi họng bị khô và gây viêm đường hô hấp. Việc cơ thể thường xuyên phải thay đổi nhiệt độ đột ngột (hay ra, vào phòng đang bật điều hòa) khiến sức đề kháng của đường thở và nhung mao giảm làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Khi trời nắng, mọi người thường có thói quen ăn đồ ăn lạnh, uống nước lạnh để giải nhiệt như trái cây lạnh, nước đá, kem… và thói quen tắm ngay sau đi ngoài trời nắng về nhà ngay cả khi cơ thể đang toát mồ hôi. Thời tiết nắng nóng là lúc cơ thể mất nhiều mồ hôi cũng gây ảnh hưởng đến chế độ ăn uống, sinh hoạt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến hệ miễn dịch cơ thể kém và dễ mắc các bệnh trong đó có bệnh đường hô hấp.

Vào mùa hè có những yếu tố khiến gia tăng bệnh đường hô hấp như sử dụng điều hòa quá nhiều, không uống đủ nước, thói quen ăn uống đồ lạnh...
Vào mùa hè có những yếu tố khiến gia tăng bệnh đường hô hấp như sử dụng điều hòa quá nhiều, không uống đủ nước, thói quen ăn uống đồ lạnh...

Những bệnh đường hô hấp hay mắc phải vào mùa hè

Thời tiết nắng nóng dễ khiến chúng ta mắc các bệnh về hô hấp như:

  • Viêm phổi
  • Viêm phế quản
  • Viêm mũi họng
  • Viêm xoang
  • Viêm amidan
  • Người mắc bệnh phổi mạn tính có nguy cơ gặp các đợt cấp như hen phế quản, phổi tắc nghẹn mạn tính, giãn phế quản…

Khi người bệnh mắc các bệnh lý đường hô hấp với những triệu chứng bất thường như: sốt cao, ho kéo dài, tức ngực, khó thở… cần tới ngay cơ sở y tế để thăm khám. Nếu đã bị viêm nhiễm đường hô hấp cần được điều trị sớm và đúng cách để không ảnh hưởng tới phổi, phế quản. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý điều trị tại nhà hoặc dùng các loại thuốc không kê đơn để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

suckhoedoisong.vn

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?