Trang chủ

Phòng chống tiêu cực, tham nhũng: Tại sao “trên nóng, dưới lạnh”?

Trên nóng, dưới lạnh" là câu chữ được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sử dụng khi nói về tình trạng chậm chuyển biến ở các cấp cơ sở trong công tác xây dựng Đảng, phòng chống tiêu cực, tham nhũng.

Phòng chống tiêu cực, tham nhũng: Tại sao “trên nóng, dưới lạnh”?

Nói về câu chữ "trên nóng, dưới lạnh" mà Tổng Bí thư nhiều lần sử dụng, ông Nguyễn Đức Hà, Nguyên Vụ trưởng Vụ cơ sở, Ban Tổ chức Trung ương chỉ ra ngay những biểu hiện: "Các vụ án lớn do ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng trực tiếp chỉ đạo tiến độ đẩy nhanh hơn rất nhiều. Trong khi đó các vụ án nhỏ ở các địa phương tiến độ còn chậm, thiếu quyết liệt. Trên Trung ương thì sôi sùng sục tranh thủ từng giờ từng phút từng ngày từng tháng bộn bề biết bao nhiêu công việc nhưng càng xuống dưới càng lững thững chưa thấy vội vã chưa thấy quyết liệt. Điều này Tổng Bí thư cũng đã nói. Ở dưới địa phương vẫn còn "lạnh", biểu hiện ở chỗ nhiều vụ việc nổi cộm gây bức xúc nhưng tiến độ giải quyết còn chậm còn được ít. Thậm chí còn trên Trung ương còn phải đôn đốc thì mới làm, mà làm lại không quyết liệt".

Phòng chống tiêu cực, tham nhũng: Tại sao “trên nóng, dưới lạnh”?

Ông Nguyễn Đức Hà, Nguyên Vụ trưởng Vụ cơ sở, Ban Tổ chức Trung ương

Việc chậm chạp trong xử lý và xử lý không nghiêm, xem nhẹ khuyết điểm trong vụ "bổ nhiệm thần tốc" bà Trần Vũ Quỳnh Anh ở Thanh Hoá được ông Hà lấy làm ví dụ cho việc Trung ương phải đôn đốc mới làm nghiêm, làm quyết liệt.

"Dưới địa phương chỉ khiển trách mà trên Trung ương phải nâng lên đến một trời một vực với hình thức cách tất cả các chức vụ của Đảng và sau đó nhà nước có hình thức xử phạt tương ứng với hình thức xử phạt của Đảng", ông Hà cho hay.

Phòng chống tiêu cực, tham nhũng: Tại sao “trên nóng, dưới lạnh”?
Phòng chống tiêu cực, tham nhũng: Tại sao “trên nóng, dưới lạnh”?

Sở dĩ nhiều cấp chính quyền dưới Trung ương thờ ơ, lạnh lùng với công tác xây dựng Đảng, chậm chạp trong xử lý sai phạm của Đảng viên, theo ông Nguyễn Đức Hà, trước tiên là do nhận thức. Việc thiếu nhận thức là do chưa quán triệt Nghị quyết của Trung ương. Việc tổ chức học Nghị quyết ở một số cấp cơ sở diễn ra một cách hình thức khiến cho đảng viên không nhận thức đầy đủ tính cấp bách của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Vì vậy, khi phê bình, tự phê bình đều rất sơ sài.

Ông Hà cho rằng việc học tập Nghị quyết phải làm cho mỗi đảng viên nhận thức rất rõ rằng: "Nếu không chỉnh đốn Đảng, không đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, không làm quyết liệt thì đây là một nguy cơ làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng, nguy cơ dẫn đến sự tồn vong của Đảng. Nếu nhận thức được điều này thì mới thấy bức xúc cấp bách gấp gáp đến mức độ nào. Cho nên đồng chí Tổng Bí thư nhấn đi nhấn lại rất nhiều lần, để thực hiện nghị quyết cho tốt thì mỗi cán bộ Đảng viên nhận thức nhuần nhuyễn, phải thấy bản chất của vấn đề. Tổng Bí Thư nói là trên nóng dưới lạnh chính là từ thực tiễn đó từ Nghị quyết của Trung ương chuyển tải xuống cấp dưới nhận thức không được đầy đủ sâu sắc".

"Vấn đề nhận thức là cực kỳ quan trọng. Chúng ta vẫn nghe nói rằng, một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức. Ai cũng nhận thức về vấn đề này, ai cũng thừa nhận một bộ phận không nhỏ nhưng xác định bộ phận không nhỏ ở đâu thì lại là cơ quan khác, chỗ khác. Nếu có trong cơ quan thì cũng là người khác không thấy mình trong đó. Trên Trung ương thì bảo là địa phương, ở dưới tỉnh thì bảo chắc ở dưới huyện, huyện thì bảo chắc dưới xã ở dưới xã thì bảo chắc là từ huyện trở lên chứ không có suy thoái không ai nhận ra. Cho nên vấn đề nhận thức là phải rất sâu sắc nhuyền nhuẫn. Phải qua học tập quán triệt bằng nhiều kênh khác nhau, kiểm điểm tự phê bình thì mọi người mới nhận thức ra nhận định của Trung ương" – ông Nguyễn Đức Hà.

Phòng chống tiêu cực, tham nhũng: Tại sao “trên nóng, dưới lạnh”?

Cũng lý giải cho thực tế "trên nóng, dưới lạnh", GS.TS Vũ Văn Hiền, Phó chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương cho rằng một trong những lý do là vẫn còn tư tưởng dĩ hoà vi quý, "tặc lưỡi" kiểu cho qua, lối suy nghĩ rất đơn giản rằng bao nhiêu vụ lớn thì Trung ương làm rồi còn phía dưới thì không "bõ bèn" gì. Cao hơn là bao che cho nhau. Thực tế này khiến việc công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng, đấu tranh chống tham nhũng trên thì rất nóng nhưng phía dưới lại không được như vậy. Càng xuống phía dưới, càng không có sức nóng như cấp trên.

Một số địa phương thời gian qua rất nóng nhưng sức nóng ấy không phải do bộ máy chính quyền mà chính là do nhân dân, cán bộ về hưu, hội cựu chiến binh… phản ánh phát hiện như: câu chuyện dồn điển đổi thửa, nông thôn mới… Nhân dân phát hiện ra và phản ứng rất mạnh.

"Trách nhiệm nằm các cấp uỷ, cơ quan chính quyền cấp dưới do hạn chế về năng lực trình độ, quan điểm còn lơ mơ, còn sự né tránh nể nang. Các cấp uỷ làm không hết trách nhiệm của mình. Ngay trong bộ máy cũng có một số có biểu hiện tha hoá biến chất, nên ảnh hưởng khá nhiều đến công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng, cuộc đấu tranh chống tham nhũng", GS.TS Vũ Văn Hiền.

Và cuối cùng, trách nhiệm của các cấp cơ sở, trong đó đặc biêt là vai trò người đứng đầu được xem là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến tình trạng "trên nóng dưới lạnh" trong thời gian qua.

"Trong thực tiễn chúng ta cũng thấy rằng nơi nào người đứng đầu quyết liệt thì tình hình sẽ khác. Người đứng đầu nghiêm túc quyết liệt thì "cho kẹo" cấp dưới cũng không dám làm bậy nhưng ngược lại nếu người đứng đầu cũng làm những việc như vậy thì cấp dưới cũng làm", ông Nguyễn Đức Hà nhấn mạnh.

Phòng chống tiêu cực, tham nhũng: Tại sao “trên nóng, dưới lạnh”?

Ông Nguyễn Đức Hà, Nguyên Vụ trưởng Vụ cơ sở, Ban Tổ chức Trung ương

Trên thực tế, có thể thấy việc chỉnh đốn Đảng ở cấp cơ sở là đặc biệt quan trọng. Một vụ việc tiêu cực lớn mà Trung ương phải trực tiếp chỉ đạo làm rõ có thể liên quan tới cả ngàn tỷ đồng. Một vụ việc nhỏ mà các cấp thấp hơn cần chỉ đạo làm rõ có thể liên quan đến vài tỷ hoặc chục tỷ đồng. So với Trung ương, các vụ việc như vậy là nhỏ hơn rất nhiều. Nhưng tiền của dân thì một đồng cũng quý. Hơn nữa, nếu không quyết liệt, thờ ơ, lạnh lùng cho qua, có thể sẽ có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn, hàng chục ngàn vụ việc nhỏ như vậy phát sinh. Lúc đó, tổng thiệt hại về kinh tế sẽ lớn hơn rất nhiều so với các vụ việc lớn. Mặt khác, uy tín của Đảng cũng sẽ bị ảnh hưởng ở diện rộng lớn rất nhiều.

Theo GS.TS Vũ Văn Hiền, nếu kéo dài trình trạng "trên nóng, dưới lạnh" sẽ rất nguy hại. Trong công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng, cuộc đấu tranh chống tham nhũng, phải có sự lan tỏa từ hai phía, trên tác động xuống dưới nhưng đồng thời dưới cũng tác động lên trên. Không thể mãi chỉ có trên tác động xuống, điều này dẫn đến hệ quả là có thể làm giảm sức nóng của công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng mà Đảng ta đang làm thời gian qua./.

Theo VTV

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.