Quy định mới về hình thức giám sát của nhân dân với Cảnh sát giao thông

Bộ Công an ban hành Thông tư 46/2024/TT-BCA trong đó sửa đổi, bổ sung quy định hình thức giám sát của nhân dân trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Việc giám sát của nhân dân không được làm ảnh hưởng đến hoạt động của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi công vụ
Việc giám sát của nhân dân không được làm ảnh hưởng đến hoạt động của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi công vụ

Thông tư 46/2024/TT-BCA ngày 30/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 67/2019/TT-BCA ngày 28/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Cụ thể, Thông tư 46/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung Điều 11 về hình thức giám sát của nhân dân.

Theo quy định mới, nhân dân được giám sát thông qua các hình thức sau:

+ Tiếp cận thông tin công khai của lực lượng Công an và trên các phương tiện thông tin đại chúng;

+ Qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật;

+ Tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ;

+ Kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

+ Quan sát trực tiếp công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Như vậy, so với Thông tư số 67/2019/TT-BCA thì Thông tư 46/2024/TT-BCA không còn quy định hình thức giám sát thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình.

Theo Bộ Công an, thực tế việc giám sát của một số người dân đối với lực lượng Cảnh sát giao thông có lúc, có nơi chưa khách quan, đúng quy định, lợi dụng quyền giám sát để quay phim, ghi hình, chụp ảnh quá trình làm việc với cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát giao thông và chia sẻ lên mạng xã hội dẫn đến tư tưởng ngại va chạm, thiếu tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, chiến sỹ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ và ảnh hưởng đến hình ảnh của lực lượng Cảnh sát giao thông. Bên cạnh đó, các đối tượng chống đối đã lợi dụng xúi giục người dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo đi nhiều nơi gây phức tạp cho công tác thi hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

Việc giám sát của nhân dân không được làm ảnh hưởng đến hoạt động của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi công vụ

Thông tư 46/2024/TT-BCA nêu rõ việc giám sát của nhân dân phải đảm bảo các điều kiện sau:

+ Không làm ảnh hưởng đến hoạt động của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi công vụ;

+ Không được vào khu vực thực thi công vụ, trừ người có quyền và nghĩa vụ liên quan;

+ Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Bên cạnh đó, Thông tư 46/2024/TT-BCA cũng sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 9 về trách nhiệm của Nhân dân tham gia vào hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông như sau: Thông báo cho cơ quan Công an hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất các vụ tai nạn, ùn tắc giao thông; các vụ đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng, vi phạm pháp luật hình sự làm ảnh hưởng an toàn giao thông; đặt chướng ngại vật trên đường gây cản trở giao thông; ném đất, đá hoặc các vật khác vào phương tiện hoặc người tham giao giao thông; vận chuyển trái phép chất cháy, chất nổ, chất ma túy hoặc vận chuyển trái phép các hàng hóa khác; các hành vi giả danh Công an nhân dân; chống người thi hành công vụ và các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông khác.

Thông tư 46/2024/TT-BCA có hiệu lực từ 15/11/2024.

baochinhphu.vn

Đọc thêm

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.
Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.