Rối loạn lipid máu nguy hiểm như thế nào?

Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng quá mức lipid hay mỡ trong máu. Tình trạng này có thể rất nghiêm trọng nếu không được kiểm soát. Vậy rối loạn lipid máu do đâu, có nguy hiểm không?

Rối loạn lipid máu là gì, nguyên nhân do đâu?

Rối loạn lipid máu còn được gọi là tăng lipid máu hoặc tăng cholesterol máu, là tình trạng có quá nhiều lipid (chất béo) trong máu. Gan tạo ra cholesterol để giúp tiêu hóa thức ăn và tạo ra những thứ như hormone. Nhưng cholesterol cũng có trong thực phẩm như thịt và sữa hay các chế phẩm từ sữa. Vì gan có thể tổng hợp đủ lượng cholesterol cần thiết cho cơ thể, lượng cholesterol trong thực phẩm sẽ làm tăng thêm cholesterol trong máu.

Cholesterol xấu (LDL) là loại nguy hiểm nhất vì nó gây ra các mảng cholesterol cứng (mảng xơ vữa) tích tụ bên trong các mạch máu khiến máu khó lưu thông hơn, điều này làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Bản thân mảng xơ vữa có thể bị bong hoặc viêm khiến cục máu đông hình thành xung quanh mảng xơ vữa. Hậu quả là đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim tùy thuộc vào vị trí tắc nghẽn.

- Một số loại cholesterol cơ bản trong cơ thể:

Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) được gọi là cholesterol xấu, vì nó có thể làm tắc nghẽn động mạch.
Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL) cũng được gọi là xấu, vì nó mang triglyceride làm tăng thêm mảng xơ vữa.
Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) được gọi là cholesterol tốt, vì nó mang cholesterol đến gan, giúp loại bỏ nó. Trong trường hợp này nó đang dọn đường cho máu đi qua các động mạch một cách suôn sẻ.

Các nguyên nhân chính gây rối loạn lipid máu bao gồm:

- Hút thuốc lá
- Rượu bia
- Ăn thức ăn có nhiều chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hoá
- Ít vận động thể lực
- Di truyền
- Thừa cân hoặc béo phì

Một số loại thuốc điều trị các bệnh lý khác có thể ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol máu: Thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu. Các thuốc tránh thai dạng hormone, steroids, thuốc điều trị HIV… cũng gây rối loạn lipid máu.

Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng quá mức lipid hay mỡ trong máu.
Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng quá mức lipid hay mỡ trong máu.

Dấu hiệu cảnh báo rối loạn lipid máu

Hầu hết mọi người không có triệu chứng khi cholesterol cao. Những người có vấn đề di truyền với độ thanh thải cholesterol gây ra mức cholesterol rất cao, có thể bị xanthomas (sáp, mảng mỡ trên da) hoặc cung vàng giác mạc (vòng cholesterol quanh mống mắt). Các tình trạng như béo phì có liên quan đến cholesterol cao và điều này có thể gợi ý bác sĩ đánh giá mức cholesterol.

Tuy nhiên, sau một thời gian, sự tích tụ mảng xơ vữa (được tạo thành từ cholesterol và chất béo) có thể làm giảm hoặc ngăn lưu lượng máu đến tim hoặc não. Các triệu chứng của bệnh động mạch vành có thể bao gồm đau ngực khi gắng sức, khó chịu vùng ngực và khó thở.

Khi một mảng xơ vữa vỡ ra và một cục máu đông bao phủ, điều này có thể gây ra tắc toàn bộ động mạch. Đây là một cơn nhồi máu cơ tim, các triệu chứng bao gồm đau ngực dữ dội, buồn nôn và khó thở. Trong một số trường hợp người bệnh có thể nhầm lẫn với một cơn đau dạ dày hoặc trào ngược dạ dày - thực quản và là một tình trạng cấp cứu.

Rối loạn lipid máu gây hệ lụy thế nào?

Rối loạn lipid máu nếu không được kiểm soát, điều trị có thể rất nghiêm trọng đối với sức khỏe. Khi cholesterol máu cao không được điều trị, các mảng xơ vữa sẽ tích tụ bên trong các mạch máu. Điều này có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ vì dòng máu gặp khó khăn trong việc đi qua các mạch máu hẹp hoặc tắc hoàn toàn và làm mất đi các chất dinh dưỡng và oxy cần thiết cho não và tim để hoạt động.

Như vậy, có thể hiểu là rối loạn lipid máu có thể gây ra các biến chứng chính bao gồm: nhồi máu cơ tim; đột quỵ, bệnh mạch vành, bệnh lý động mạch cảnh, bệnh động mạch ngoại biên và đột tử.

Cần làm gì khi bị rối loạn lipid máu?

Một số người chỉ cần thay đổi lối sống là đủ để cải thiện nồng độ cholesterol trong máu. Đối với một số người khác, các thuốc làm giảm cholesterol máu là cần thiết để đạt được nồng độ cholesterol máu mục tiêu.

Những điều bạn có thể làm bao gồm:

- Tập thể dục đều đặn.
- Bỏ thuốc lá.
- Ngủ đủ giấc.
- Chế độ ăn lành mạnh.
- Hạn chế rượu bia.
- Giảm cân và duy trì cân nặng phù hợp.

Sau khi thay đổi lối sống nếu tình trạng rối loạn lipid máu không cải thiện thì các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để điều trị. Bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ và tái khám định kỳ.

Người bệnh sẽ được yêu cầu một xét nghiệm máu khác khoảng hai hoặc ba tháng sau khi bắt đầu dùng thuốc tăng lipid máu. Kết quả xét nghiệm sẽ cho thấy mức cholesterol có được cải thiện hay không. Nguy cơ cholesterol gây tổn thương cơ thể là một nguy cơ lâu dài và người bệnh thường dùng các phương pháp điều trị hạ cholesterol trong một thời gian dài.

suckhoedoisong.vn

Đọc thêm

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?