Sau đợt mưa dài ngày, tranh thủ thời tiết khô ráo, bà con nông dân Hà Tĩnh lại hối hả ra đồng chăm sóc những diện tích đã xuống giống, trồng thêm các loại rau màu.
Dự báo thời tiết những ngày tới khá thuận lợi nên bà con nông dân Hà Tĩnh cần tranh thủ ra đồng làm đất, gieo trỉa hạt giống, trồng bổ sung các loại cây vụ đông.
Hành tăm là cây trồng bản địa ở Hương Khê (Hà Tĩnh), có chất lượng cao. Nông dân địa phương đang kỳ vọng giống cây này sẽ là sản phẩm hàng hóa nhằm tăng thu nhập trong vụ đông.
Nhận định vụ đông 2024 khả năng chịu ảnh hưởng mưa lũ đầu vụ và rét đậm, rét hại cuối vụ, Hà Tĩnh đang linh hoạt bố trí thời vụ, chú trọng cây có giá trị hàng hóa.
Những ngày qua, tranh thủ thời tiết nắng ráo, nông dân trồng rau màu trên địa bàn Hà Tĩnh tích cực bám đồng, khôi phục diện tích bị ảnh hưởng do mưa lớn.
Vụ đông 2024, Hà Tĩnh chủ động bố trí cơ cấu giống và thời vụ hợp lý để né tránh thiên tai, chú trọng ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng.
Các địa phương ở Hà Tĩnh được yêu cầu chủ động, linh hoạt bố trí thời vụ và cơ cấu cây trồng để né tránh thiên tai, hạn chế rủi ro, đảm bảo hiệu quả sản xuất vụ đông năm 2024.
Tham gia liên kết sản xuất dưa chuột, nông dân Hương Khê (Hà Tĩnh) thu về 15 - 20 triệu đồng/sào, đầu ra ổn định nhờ được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.
Thời điểm này, nông dân thôn Hồng Lĩnh, xã Vượng Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) đang tích cực chăm sóc rau giống để xuất ra thị trường, phục vụ sản xuất vụ đông 2023.
Vụ đông năm 2023, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đặt kế hoạch sản xuất gần 473 ha đất trồng rau, màu. Đến nay, địa phương đã thực hiện được khoảng 80% diện tích và đang gấp rút hoàn thành trong thời gian tới.
Với mục tiêu gieo trồng 11.890 ha cây vụ đông trong năm 2023, Hà Tĩnh đang tập trung chỉ đạo các địa phương triển khai làm đất, xuống giống theo khung kế hoạch đã xây dựng.
Máy cuộn rơm đang được một số địa phương ở Hà Tĩnh sử dụng. Đây là giải pháp tối ưu trong xử lý rơm rạ sau thu hoạch, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị các đơn vị, địa phương tranh thủ tối đa thời tiết thuận lợi, chỉ đạo tập trung thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa hè thu, tránh thiệt hại do mưa lũ.
Nhiều năm nay, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) có gần 400 ha đất lúa bị bỏ hoang trong vụ hè thu. Nguyên nhân là vì công trình thủy lợi không thể dẫn nước về chân ruộng.
Nhờ thời tiết nắng ráo, các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung ra quân sản xuất vụ đông. Đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng 7.203/11.524 ha cây rau các loại, đạt trên 62% kế hoạch.
Những chính sách khuyến khích của huyện Hương Khê đang tạo “cú hích” để nông dân phấn khởi, khẩn trương sản xuất với quyết tâm có một vụ đông thắng lợi cả về diện tích và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang nỗ lực khắc phục khó khăn, tuyên truyền người dân thay đổi thói quen sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác... để đưa vụ đông thành vụ chính, sớm hoàn thành 553 ha cây trồng các loại theo kế khoạch.
Ngô là cây trồng chủ lực nhất của vụ đông tại Hà Tĩnh nhưng thời tiết đang có nhiều bất lợi khiến cho tiến độ gieo trỉa trà chính bị chậm, nhiều khả năng không đảm bảo theo kế hoạch thời vụ (kết thúc trước 30/10).
Theo khảo sát, giá rau xanh ở các chợ của Hà Tĩnh hiện đã tăng từ 30 - 50% so với cách đây khoảng 1 tháng. Đây là động lực để bà con nông dân phấn khởi bám đồng, tăng gia sản xuất, hoàn thành kế hoạch vụ đông 2022.
Với quỹ đất cát pha lớn, nguồn nhân lực dồi dào, nhiều kinh nghiệm làm rau màu, được thụ hưởng các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất... nên nông dân Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất các loại rau, củ, quả.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh nhận định hiện là thời điểm thuận lợi để triển khai các biện pháp diệt chuột nhằm giảm thiểu tác hại do loài vật này gây ra đối với sản xuất vụ đông 2022 và vụ xuân 2023 sắp tới.
Vụ đông năm 2022, Hà Tĩnh phấn đấu gieo trồng trên 11.700ha diện tích đất sản xuất với định hướng đa dạng hóa các loại cây trồng để né tránh thiên tai, tăng năng suất, sản lượng, tạo thêm giá trị kinh tế cho nông dân.