Lộc Hà linh hoạt sản xuất vụ đông né tránh thiên tai

(Baohatinh.vn) - Vụ đông năm 2023, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đặt kế hoạch sản xuất gần 473 ha đất trồng rau, màu. Đến nay, địa phương đã thực hiện được khoảng 80% diện tích và đang gấp rút hoàn thành trong thời gian tới.

Những ngày sau mưa lớn, ông Nguyễn Văn Khoản ở tổ dân phố Xuân Hải (thị trấn Lộc Hà) khẩn trương ra xứ Đồng Eo vun lại 3 sào khoai lang ruột vàng (khoai lang Nhật Bản) mới trồng 10 ngày đã bị mưa trôi sạt luống. Ông Khoản cũng tăng cường độ lao động để kịp có đất tầng mặt tươi xốp, phục vụ cho việc xuống giống 1 – 2 lứa cải mầm xen canh với khoai nhằm kiếm thêm thu nhập hằng ngày. Người nông dân này cũng dự tính, làm xong rau cải mầm thì trồng xen ngô với khoai (khoảng 1 tháng nữa) để có thêm nguồn thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm.

Lộc Hà linh hoạt sản xuất vụ đông né tránh thiên tai

Ông Nguyễn Văn Khoản vun lại các luống khoai bị sạt do mưa lớn để tiếp tục xuống giống cải mầm xen canh.

Ông Nguyễn Văn Khoản nhẩm tính: “Mỗi sào khoai lang xen canh với rau và ngô chi phí sản xuất khoảng 5 triệu đồng, bao gồm cả công cày, bừa, phân bón, giống... Nếu thuận lợi, sau khoảng 4 tháng sẽ cho thu hoạch 6 - 7 tạ củ, có trị giá khoảng 8,5 triệu đồng; cộng thêm cả tiền rau mầm và ngô thì cho tổng thu hoạch gần 10 triệu đồng, lãi gần 5 triệu đồng. Ngoài ra, còn có thêm ngọn khoai, ngô bắp, lá ngô... phục vụ chăn nuôi gia súc trong giai đoạn thức ăn khan hiếm”.

Lộc Hà linh hoạt sản xuất vụ đông né tránh thiên tai

Nông dân thị trấn Lộc Hà chăm sóc khoai vụ đông.

Ông Nguyễn Văn Tình - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lộc Hà cho biết: “Vụ đông năm nay, thị trấn sản xuất hơn 54 ha hoa màu, trong đó có 30 ha rau các loại (phấn đấunăng suất đạt 58 tạ/ha), 21 ha khoai lang (phấn đấu năng suất đạt 55 tạ/ha), hơn 3 ha ngô (phấn đấu năng suất đạt 20 tạ/ha). Hiện nay, bà con đang tập trung khắc phục khó khăn để xuống giống (đã đạt khoảng 76% diện tích) và sẽ cố gắng hoàn thành kế hoạch đề ra trong thời gian sớm nhất”.

Cùng với thị trấn, bà con nông dân ở các địa phương trong toàn huyện cũng đang khắc phục khó khăn, sớm phủ kín diện tích cây trồng vụ đông theo lịch thời vụ. Chủ tịch Hội Nông dân xã Thịnh Lộc Nguyễn Văn Thành cho biết: “Vụ này, toàn xã phấn đấu hoàn thành 170 ha cây trồng các loại, trong đó khoai lang 85 ha, rau 80 ha và ngô 5 ha. Nhờ tập trung chỉ đạo, bà con nông dân chủ động và tích cực sản xuất nên đến thời điểm này, khoai lang đã hoàn thành 100% kế hoạch và khoảng 80% diện tích các loại rau, quả. Hiện nay, ngoài nỗ lực phủ kín diện tích rau, chuẩn bị xuống giống ngô thì bà con đang tập trung chăm sóc, cào lại luống, vùn gốc, bảo vệ cây trồng trước mưa bão và sâu bệnh để hướng tới một vụ mùa thắng lợi”.

Lộc Hà linh hoạt sản xuất vụ đông né tránh thiên tai

Các nhà màng ở Lộc Hà trồng dưa chuột thay thế cho dưa lưới trong vụ đông.

Vụ đông năm 2023, huyện Lộc Hà sẽ tập trung chỉ đạo hoàn thành cao nhất về diện tích, năng suất, sản lượng với phương châm đa dạng sản phẩm, linh hoạt thời vụ, an toàn, hiệu quả cao để góp phần gia tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Các địa phương phấn đấu phủ kín 473 ha đất màu, mang về tổng sản lượng khoảng 3.200 tấn sản phẩm; trong đó: các loại rau 211 ha (phấn đấu năng suất đạt gần 65 tạ/ha), khoai lang 241,5ha (phấn đấu năng suất đạt gần 75 tạ/ha), ngô 20 ha (phấn đấu năng suất đạt 27 tạ/ha). Những địa phương có nhiều đất màu, lợi thế sản xuất, diện tích lớn là: Thịnh Lộc, thị trấn Lộc Hà, Thạch Châu, Thạch Mỹ, Mai Phụ...

Bà Phan Thị Hương – cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà cho biết: Để đảm bảo vụ đông thắng lợi, ngành chuyên môn cùng các địa phương tổ chức sản xuất theo hướng làm cả ruộng lẫn vườn, nhất là trong nhà màng để tăng diện tích. Giải pháp sản xuất chủ yếu dựa trên khung thời vụ, đặc trưng các loại giống, điều kiện cụ thể của từng vùng và diễn biến mưa lũ để có kế hoạch gieo trồng sát thực tế nhằm giảm thiểu thiệt hại, đảm bảo năng suất cao. Ngoài ra, các cấp, các ngành cũng sẽ tăng cường công tác bảo vệ thực vật, quản lý vật tư nông nghiệp, thực hiện các biện pháp ứng phó hiệu quả với thiên tai...

Lộc Hà linh hoạt sản xuất vụ đông né tránh thiên tai

Người dân Phù Lưu thu hoạch rau cải mầm trong vườn hộ.

“Trong quá trình sản xuất, các cấp, ngành cũng khuyến khích bà con làm khoai lang Chiêm Bông, Hoàng Long, KTB1... đảm bảo thời vụ, năng suất và phục vụ chăn nuôi. Cây ngô thì chủ yếu làm xen canh, bằng các giống HN88, HN68, LVN10... Đối với các loại rau thân lá (su hào, cải bắp, súp lơ, ngò, hẹ, cải...) ưu tiên làm ở các vùng chuyên canh, vườn hộ theo hướng đa vụ, gối vụ; các loại rau lấy củ (cà rốt, hành, kiệu...) khuyến khích trồng ở những vùng đất cao, vùng dễ thoát nước, có phủ rơm rạ trên luống; nhóm rau lấy quả (dưa chuột, cà chua, đậu, bí, bầu, ớt, cà...) ưu tiên các vùng chuyên canh, vườn hộ, nhà màng” - bà Phan Thị Hương thông tin thêm.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.