Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản hướng dẫn các Sở Giao thông Vận tải, trung tâm đào tạo lái xe sử dụng bộ 600 câu hỏi dùng để sát hạch lái xe cơ giới đường bộ. Đáng chú ý, bộ 600 câu hỏi mới dùng để sát hạch cấp giấy phép sẽ được thực hiện từ ngày 1/8/2020, thay vì 1/6/2020 như dự định trước đó.
Trước việc phải đầu tư lắp đặt thêm các trang thiết bị phục vụ đào tạo, sát hạch bằng lái xe ô tô theo quy định của Bộ GTVT, các cơ sở, trung tâm đào tạo ở Hà Tĩnh đã tăng học phí.
Từ 12/10, Sở GTVT Hà Tĩnh chính thức cung cấp dịch vụ gửi thông báo thời hạn về giấy phép lái xe, giấy phép thi công qua Zalo, tin nhắn SMS giúp lái xe, đơn vị thi công biết để chủ động làm thủ tục đổi, cấp lại hoặc gia hạn khi cần thiết.
Từ ngày 1/6/2020, Hà Tĩnh sẽ áp dụng bộ đề thi 600 câu hỏi về học và thi môn lý thuyết Luật Giao thông đường bộ thay thế bộ đề thi với 450 câu hiện tại. Cơ cấu câu hỏi và bộ đề thi trắc nghiệm có sự thay đổi, trong đó có 60 câu hỏi điểm liệt (tức là trả lời sai 1 câu hỏi cũng bị trượt).
Siết chặt việc sát hạch cấp giấy phép lái xe; học sinh, sinh viên có thể vay được mỗi tháng bao nhiêu; đổi USD ở tiệm vàng có bị phạt không... là những chính sách sẽ được áp dụng tháng 12.
Từ 1/5/2020, các cơ sở đào tạo phải lắp thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết, học viên phải học đầy đủ thời gian của lý thuyết mới được dự sát hạch...
Nhằn giảm thiểu tai nạn giao thông và quản chặt giấy phép lái xe, Tổng cục Đường bộ sẽ có nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái.
Thời gian gần đây, nhiều vụ tai nạn thảm khốc liên tiếp xảy ra khiến dư luận đặt dấu hỏi về chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe. Trước thực trạng đó, yêu cầu về nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng, đạo đức người lái xe trên toàn quốc nói chung và Hà Tĩnh nói riêng đang trở nên bức thiết.
Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh vừa được Tổng Cục đường bộ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ loại I tại xã Thạch Ngọc (Thạch Hà).