Từ 1/6, Hà Tĩnh áp dụng bộ đề 600 câu hỏi thi lái xe, trả lời sai 1 câu bị trượt

(Baohatinh.vn) - Từ ngày 1/6/2020, Hà Tĩnh sẽ áp dụng bộ đề thi 600 câu hỏi về học và thi môn lý thuyết Luật Giao thông đường bộ thay thế bộ đề thi với 450 câu hiện tại. Cơ cấu câu hỏi và bộ đề thi trắc nghiệm có sự thay đổi, trong đó có 60 câu hỏi điểm liệt (tức là trả lời sai 1 câu hỏi cũng bị trượt).

Từ 1/6, Hà Tĩnh áp dụng bộ đề 600 câu hỏi thi lái xe, trả lời sai 1 câu bị trượt

Từ ngày 1/6/2020, Sở GTVT Hà Tĩnh sẽ áp dụng bộ câu 600 câu hỏi trong quá trình sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Sở GTVT Hà Tĩnh vừa phát đi Thông báo 624/TB-SGTVT ngày 12/3 do Phó Giám đốc Nguyễn Việt Thắng ký về một số quy định liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Theo đó, chương trình đào tạo lái xe ô tô không thay đổi về tổng thời gian khóa đào tạo, chỉ bổ sung hình thức và nội dung giảng dạy lái xe trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và cabin học lái xe ô tô, nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo lái xe.

Đối với công tác đào tạo lái xe, từ ngày 1/5/2020, các cơ sở đào tạo ứng dụng công nghệ để nhận dạng và theo dõi thời gian học lý thuyết môn pháp luật về giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô. Theo đó, kể từ ngày 1/5/2020, người học lái xe ô tô (trừ hạng B1) phải tham gia đầy đủ các nội dung học lý thuyết, riêng nội dung môn học pháp luật về giao thông đường bộ được áp dụng công nghệ nhận dạng và theo dõi thời gian học của học viên.

Đối với nội dung lắp đặt thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe được thực hiện sau 6 tháng kể từ ngày Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có hiệu lực thi hành (hiện nay Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát thời gian và quãng đường đang trong quá trình hoàn thiện chưa ban hành).

Từ 1/6, Hà Tĩnh áp dụng bộ đề 600 câu hỏi thi lái xe, trả lời sai 1 câu bị trượt

Hiện tại, Hà Tĩnh có 4 cơ sở đủ điều kiện đào đào tạo lái xe.

Kể từ ngày 1/1/2021, các cơ sở đào tạo lái xe ô tô đều phải trang bị cabin học lái xe ô tô để giảng dạy cho học viên; thông qua thiết bị mô phỏng cabin học lái xe, học viên nắm và xử lý được một số tình huống trong tham gia giao thông trước khi học thực hành lái xe trong hình và trên đường giao thông công cộng; thời gian học 7 giờ/học viên (trong đó học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông là 4 giờ; học thực hành trên cabin 3 giờ).

Việc áp dụng bộ 600 câu hỏi học và thi môn lý thuyết Luật Giao thông đường bộ sẽ được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc (từ 1/6/2020) thay thế bộ đề thi với 450 câu hỏi hiện đang được áp dụng; cơ cấu câu hỏi và bộ đề thi trắc nghiệm có sự thay đổi, trong đó có 60 câu hỏi điểm liệt (tức là trả lời sai 1 câu hỏi cũng bị trượt).

Tại Hà Tĩnh, 4 cơ sở đủ điều kiện đào tạo lái xe là Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh (số 162 Trần Phú, TP Hà Tĩnh); Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh (số 454 Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh); Trường Trung cấp kỹ nghệ Hà Tĩnh (tổ dân phố 7, phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh) và Trung tâm Dạy nghề lái xe cơ giới đường bộ Hà Tĩnh (xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà).

Từ 1/6, Hà Tĩnh áp dụng bộ đề 600 câu hỏi thi lái xe, trả lời sai 1 câu bị trượt

Tới thời điểm này, các cơ sở đào tạo lái xe ô tô trên địa bàn Hà Tĩnh hiện vẫn áp dụng mức thu học phí cũ.

Đối với công tác sát hạch, kể từ ngày 1/6/2020, sẽ áp dụng bộ đề thi 600 câu hỏi mới trong quá trình sát hạch, cấp giấy phép lái xe đối với môn trắc nghiệm lý thuyết Luật Giao thông đường bộ.

Kể từ ngày 1/5/2021, người dự học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe phải trải qua 4 nội dung sát hạch (tăng một nội dung sát hạch trên thiết bị mô phỏng so với quy định hiện tại), bao gồm: sát hạch trắc nghiệm lý thuyết trên máy vi tính, sát hạch trên thiết bị mô phỏng, sát hạch trên sa hình và sát hạch trên đường giao thông công cộng. Thí sinh thi đạt nội dung nào mới được tiếp tục sát hạch nội dung tiếp theo.

Về mức thu học phí, theo Sở GTVT Hà Tĩnh, đến thời điểm hiện tại, các cơ sở đào tạo lái xe ô tô trên địa bàn hiện vẫn áp dụng mức thu học phí cũ và chưa có sự điều chỉnh.

Chủ đề An toàn giao thông

Đọc thêm

“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.
Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.
Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.