Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ẩn sâu trong rừng xanh Mường Phăng

Sở Chỉ huy chiến dịch ẩn khuất trong rừng Mường Phăng, nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh quan trọng dẫn tới thắng lợi Điện Biên Phủ.

Xã Mường Phăng (TP Điện Biên) là nơi đặt Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ trong suốt 105 ngày (từ 31/1 - 15/5/1954). Trước đó, địa điểm đầu tiên Sở Chỉ huy đặt tại hang Thẩm Púa (xã Chiềng Sinh, huyện Tuần Giáo) trong 32 ngày và địa điểm thứ 2 đặt tại bản Huổi He (xã Nà Tấu) với thời gian 13 ngày.

Từ ngày 31/1/1954, Sở Chỉ huy chiến dịch chuyển từ bản Nà Tấu về Mường Phăng (cách tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ gần 30 km) (Ảnh: Hữu Khoa).

Tại khu rừng này, 70 năm trước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cùng với Bộ Chỉ huy chiến dịch đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh quan trọng mang tính chất quyết định đến thắng lợi toàn mặt trận (Ảnh: Hữu Khoa).

Căn cứ được bố trí dọc theo con suối nhỏ chạy quanh chân núi Pú Đồn (diện tích rừng tự nhiên 73ha), Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ gồm các hầm hào, lán trại liên hoàn,... Khu rừng đáp ứng điều kiện tác chiến, bảo đảm bí mật và an toàn cho Bộ Chỉ huy chiến dịch (Ảnh: Thành Đông).

Khu vực lán và hầm làm việc của Ban thông tin, đảm bảo liên lạc trong chiến dịch, truyền đạt các mệnh lệnh nhanh chóng, chính xác và bảo mật. Cạnh các lán đều bố trí hầm hào, lối thoát lên rừng khi xảy ra biến cố (Ảnh: Thành Đông).

Tấm bia đá Sở Chỉ huy đặt tại giữa ngã 3, phía bên trái là đường đến lán làm việc của đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy chiến dịch; phía phải là lán của thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng chiến dịch (Ảnh: Thành Đông).

Đặt giữa trung tâm Sở Chỉ huy chiến dịch là hệ thống lán và nơi làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong suốt thời gian 105 ngày. Lán ở và làm việc của Đại tướng giản dị như các ngôi lán khác trong rừng Mường Phăng, được làm bằng vật liệu gồm tre, luồng, lá móc,... (Ảnh: Hữu Khoa).

Trong lán rộng 18m2 có một chiếc bàn đủ rộng để trải bản đồ. Hai bên là hai băng ghế dài, mặt ghế ghép bằng những đoạn vầu bổ đôi (Ảnh: Thành Đông).

Đi sâu vào trong là đường hầm xuyên núi với chiều dài 69m, cao gần 2m, nối giữa lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với lán của đồng chí Hoàng Văn Thái. Chạy dọc đường hầm những ngách nhỏ để đặt máy thông tin và cũng là nơi ẩn mình tránh các trận đối phương đột kích (Ảnh: Thành Đông).

Lán tác chiến nơi theo dõi diễn biến chiến sự trên chiến trường của ban tác chiến và ban quân báo. Tại đây, đúng 15h chiều 7/5/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận tiến công vào Sở Chỉ huy của quân Pháp, bắt sống tướng De Castries (tướng Đờ Cát) cùng toàn bộ bộ tham mưu (Ảnh: Thành Đông).

Bên cạnh lán tác chiến bố trí bếp Hoàng Cầm dã chiến, nhằm làm loãng khói để địch khó phát hiện. Căn bếp này rất phổ biến trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Triền núi phía sau căn hầm chỉ huy đi ra, từ trên đỉnh Pú Huốt, điểm cao nhất trong quần thể núi rừng ở Mường Phăng. Từ đây có thể nhìn thấy toàn bộ thung lũng Mường Thanh với các cứ điểm đồi Him Lam, Độc Lập, D1, C1, A1, cầu Mường Thanh và hầm De Castries (Ảnh: Hữu Khoa).

dantri.com.vn

Chủ đề 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Đọc thêm

Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải ghi nhận các ý kiến tâm huyết của cử tri và giao các sở, ngành Hà Tĩnh và các địa phương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân

Chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân

Lãnh đạo tỉnh, ngành cấp tỉnh mong muốn bà con nhân dân tiếp tục xây dựng khối đại đoàn kết ngày càng bền vững, cùng nhau góp sức xây dựng đô thị thị xã Kỳ Anh, thành phố Hà Tĩnh văn minh, hiện đại.