(Baohatinh.vn) - Huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã có văn bản yêu cầu các địa phương phải vận chuyển hết lượng rác tập kết trái quy định trên tuyến đường vượt lũ để xử lý. Tuy nhiên, hiện lượng rác tồn đọng vẫn còn khá nhiều.
Ngày 16/3, Báo Hà Tĩnh đăng tải bài Rác "vây" đường vượt lũ ở Đức Thọ phản ánh về tình trạng rác thải sinh hoạt chất đống, vương vãi khắp lòng lề đường, bốc mùi hôi thối trên tuyến đường vượt lũ của huyện Đức Thọ.
Tiếp thu phản ánh, lãnh đạo UBND huyện Đức Thọ đã có văn bản yêu cầu UBND các xã: Tùng Châu, Liên Minh, Trường Sơn phối hợp cùng HTX Dịch vụ Môi trường thị trấn Đức Thọ vận chuyển lượng rác tồn đọng đi xử lý đúng quy định.
Đồng thời, tuyên truyền người dân trên địa bàn các xã phân loại rác tại nguồn, không vứt rác bừa bãi trên các tuyến đường cũng như khu vực công cộng. Thành lập các tổ công tác (do Công an xã chủ trì) thường xuyên kiểm tra, phát hiện, xử lý các vi phạm liên quan đến việc vứt rác bừa bãi trên địa bàn xã quản lý.
Theo quan sát của PV, đến thời điểm này lượng rác ùn ứ cơ bản đã được vận chuyển. Tuy nhiên, một số điểm tập kết rác dọc tuyến đường vẫn chưa được xử lý triệt để. Tại điểm tập kết thuộc địa bàn xã Tùng Châu, vẫn còn khoảng 20% lượng rác thải chưa được vận chuyển, xử lý.
Tương tự, tại điểm tập kết rác thuộc địa bàn xã Liên Minh, sau chỉ đạo của UBND huyện Đức Thọ, đơn vị liên quan đã tiến hành thu gom, không để ùn ứ ra lòng đường nhưng số lượng hiện vẫn còn khá nhiều, thời gian tập kết đã lâu nên bốc mùi hôi thối.
Lượng rác còn tồn đọng chưa vận chuyển hết là do số lượng rác trước đó quá nhiều, chưa đủ phương tiện để vận chuyển đi xử lý hoàn toàn. Ngoài ra, một số người dân vẫn thiếu ý thức, vứt rác không đúng quy định. Việc này do công tác tuyên truyền, quản lý từ các địa phương chưa được triệt để. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục xử lý lượng rác còn lại.
Ông Trần Văn Hải - HTX Dịch vụ môi trường thị trấn Đức Thọ
Sau nhiều năm xây dựng, hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt tại xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) không thể vận hành gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Ngôi nhà đồng đội được trao tặng góp phần giúp quân nhân Lê Đình Trọng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) ổn định cuộc sống, an tâm công tác và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Dù người dân kiến nghị nhiều lần song tình trạng rác thải ô nhiễm trên tuyến đường Xuân Diệu ở thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn chưa được giải quyết.
Ngôi nhà tình nghĩa do Ủy ban MTTQ huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) hỗ trợ góp phần hỗ trợ, động viên gia đình hộ cận nghèo trên địa bàn có chỗ ở ổn định, vươn lên trong cuộc sống.
Bị chính quyền chấm dứt hoạt động, các cơ sở chế biến gỗ rừng trồng có xay băm dăm ở Hương Khê (Hà Tĩnh) mong muốn các cấp, ngành sớm có hướng tháo gỡ, đảm bảo hợp lý, hợp tình.
Cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội Cựu chiến binh huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) và các nhà hảo tâm đã khởi công xây dựng nhà thờ cúng để tri ân liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân.
Sự hỗ trợ của tổ chức Zhishan Foundation (Đài Loan) đã góp phần giúp các nhà trường ở Hà Tĩnh nâng cao chất lượng giáo dục; đồng thời tạo điều kiện để các em học sinh hoàn cảnh khó khăn nỗ lực vượt khó.
Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
Một trong những trục đường chính ở Cụm công nghiệp Thạch Kim (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) cần sớm được nâng cấp, dọn dẹp vì ô nhiễm, xuống cấp, mất an toàn.
Nhiều loại đồ ăn, bánh kẹo, nước giải khát và cả thuốc chữa bệnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bán tràn lan tại hội chợ thương mại đang diễn ra tại thành phố Hà Tĩnh...
Lựa chọn mô hình sinh kế phù hợp, đồng hành cùng người dân trong sản xuất, chăn nuôi, TP Hà Tĩnh từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, nâng cao đời sống cho người dân.
Sau thời gian dài “án binh bất động”, Dự án nhà đa chức năng và các hạng mục phụ trợ tại Trường TH&THCS Sơn Lĩnh (Hương Sơn – Hà Tĩnh) được thi công trở lại.
Trạm Kiểm dịch động vật nội địa (thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y - Sở NN&PTNT Hà Tĩnh) tại phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh bị bỏ không hơn 3 năm vì thiếu lối đi vào.
Với những lợi ích về mặt trang trí và tín ngưỡng, những hồ cá Koi trong các quán cà phê đang được xây dựng phổ biến ở Hà Tĩnh, song đây cũng là nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm.
Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng (20/10/1914-20/10/2024), các tổ chức đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện hướng đến các em học sinh khó khăn.
Sau khi Báo Hà Tĩnh phản ánh về tình trạng chợ tự phát lấn đường ở thị trấn Cẩm Xuyên, chính quyền địa phương đã vào cuộc dẹp bỏ, lập lại trật tự trên địa bàn.
Những con bò sinh sản được trao tặng sẽ giúp cho các hộ dân khó khăn ở xã Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) có thêm điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và ổn định cuộc sống.
Tình trạng đi ngược chiều, tuỳ tiện rẽ vào đường cấm, dừng xe không đúng nơi quy định... đang diễn ra trên tuyến QL1, đoạn qua thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh).
Sau gần 2 năm triển khai, nhiều mô hình tái sử dụng túi nilon tại các chợ dân sinh trên địa bàn TP Hà Tĩnh không còn phát huy hiệu quả, thậm chí chứa đầy rác thải, gây ô nhiễm.
Những suất quà của Phân ban Ni giới Trung ương – Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhằm động viên, chia sẻ với các hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn và bị ảnh hưởng do thiên tai ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh).