Đòn đánh kinh hoàng
Ngày 16/4, lực lượng chiến đấu Nga thay nhau dội bão lửa vào các vị trí của lực lượng thánh chiến trên vùng nông thôn phía bắc Hama, đánh phá các vị trí co cụm binh lực gần biên giới tỉnh Idlib.
Ngoài những vũ khí thông thường, trong cuộc không kích này Không quân Nga đã sử dụng bom nhiệt áp đánh vào các vị trí co cụm binh lực và tuyến phòng thủ ở các làng Al-Lataminah, Kafr Zita và thị trấn Morek, gây thiệt hại nặng nề hệ thống phòng thủ của tổ chức Hay"at Tahrir Al-Sham.
Vụ tấn công gần như san phẳng hoàn toàn trận địa và công sự phòng ngự của phiến quân thánh chiến trong ngôi làng này. Được biết, bom nhiệt áp được coi là vũ khí mạnh thứ 2 hiện có của Nga sau vũ khí hạt nhân.
Sức mạnh khủng khiếp của bom phi hạt nhân Nga |
Nga đã bắt đầu các cuộc thử nghiệm AVBPM (Bom nhiệt áp chân không công suất lớn) từ ngày 11/9/2007. Chúng có lượng nổ tương đương 44 tấn TNT, được ném từ máy bay ném bom hạng nặng Tu-160, sau đó nó phát nổ thành công.
Từ kết quả thu được trong cuộc thử nghiệm có thể kết luận rằng, bom chân không (áp nhiệt) về sức tàn phá có thể so sánh với các loại vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn - bom chân không này không làm lây nhiễm bức xạ ra môi trường.
Kết quả thử nghiệm còn cho thấy rằng, Nga là một trong những nước sở hữu loại bom và vũ khí áp nhiệt hiệu quả nhất trên thế giới. Bom AVBPM mạnh hơn 4 lần so với quả bom chân không lớn nhất của quân đội Mỹ.
Tuy nhiên người Mỹ cho rằng, kết quả thử nghiệm ở Nga có gian lận và hoàn toàn không chính xác. Các kỹ sư và quân đội Mỹ vẫn không thể tạo ra một loại bom chân không tương tự của Nga, vì vậy có thể họ tìm cách làm giảm sự chú ý đến bom chân không của Nga.
Các chuyên gia và các nhà phân tích ở Washington đang lo ngại trong trường xảy ra xung đột với Nga và bom AVBPM sẽ đưa ra sử dụng. Do đó, trong các báo cáo gần đây của Mỹ đều nhắc đến thứ vũ khí đáng gờm này và khả năng phát triển vũ khí đối trọng của Mỹ vẫn đang tiến triển rất chậm.
Sức mạnh hủy diệt
Theo những thông tin được Nga công khai, những loại bom chân không (tùy kích cỡ) có thể mang theo 50 lít khí bình cầu áp suất cao cùng với một chiếc dù hãm, dù được mở ở độ cao khoảng 30 m. Khi cách mặt đất 5 m nổ sẽ phá hủy lớp vỏ và hình thành áp lực khí khi phát nổ.
Dù là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới nhưng người Mỹ không có khả năng tạo ra quả bom chân không hoàn hảo: họ thực hiện nhiều thử nghiệm đối với loại vũ khí này, nhưng so với thiết kế của Nga còn rất xa.
Đầu tiên năm 2007, các nhà phân tích quân sự và tình báo Mỹ đã vui mừng khi biết rằng, vũ khí của Nga không phải là quả bom nhiệt áp và họ ca ngợi vũ khí MOAB GBU-43 của mình.
Trước khi tiến hành thử nghiệm AVBPM, MOAB là vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành thử nghiệm vào ngày 11/9/2009, các quan chức Washington đã không có bất cứ bình luận nào.
Theo thông tin mới nhất, trong vòng bán kính 90m từ trung tâm vụ nổ bom AVBPM sẽ phá huỷ ngay cả những cấu trúc cứng nhất, nếu cách 170m sẽ phá huỷ hoàn toàn của thiết kế bê tông cốt thép. Khoảng cách hơn 2 km sóng nổ sẽ làm quật ngã người xuống.
Tất cả các tính năng này làm cho thế giới kinh ngạc và cho rằng, quả bom chân không mà Nga đang sở hữu về sức mạnh nó chỉ đứng sau vũ khí hạt nhân nhưng không gây ô nhiễm phóng xạ.