Sức mạnh khủng và tham vọng của công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc

Hàn Quốc đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng. Nước này đang phấn đấu để trở thành một nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.

Năm 2017 có thể là một bước ngoặt đối với ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc khi quốc gia này nỗ lực đưa vũ khí trở thành một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của mình.

Tấn công thị trường Mỹ

Hãng Korea Aerospace Industries (KAI) đang dự thầu dự án T-X của không quân Mỹ trị giá tới 16 tỷ USD. Chương trình này nhằm thay thế đội 350 chiếc máy bay phản lực huấn luyện T-38.

KAI đang đấu thầu cung cấp phiên bản nâng cấp của máy bay huấn luyện siêu âm T-50 Golden Eagle cùng với đối tác Lockheed Martin. Hai hãng đã hình thành một liên doanh cung cấp T-50A. Gói thầu này dự kiến sẽ được trao vào cuối năm nay và là một trong những hợp đồng quốc phòng lớn nhất.

suc manh khung va tham vong cua cong nghiep quoc phong han quoc

Máy bay huấn luyện T-50A của hãng KAI (Hàn Quốc).

Một lãnh đạo giấu tên của hãng KAI nói: “Chúng tôi lạc quan một cách thận trọng. Sản phẩm của chúng tôi có lợi thế cạnh tranh ở mặt giá cả. Năng lực của sản phẩm đã được thể hiện qua hoạt động của hơn 200 chiếc máy bay loại này”.

Chiếc T-50 hai chỗ ngồi hiện được dùng để đào tạo các phi công ở Hàn Quốc. Máy bay này đã được xuất khẩu sang Indonesia, Iraq, Thái Lan và Philippines.

Giới chuyên gia toàn cầu cũng đánh giá mức độ xuất sắc của bản thân máy bay này.

Siemon Wezeman, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) nói: “T-50 và phiên bản chiến đấu của nó đã thể hiện khá tốt trên thế giới. Vài nước đã đặt hàng loại máy bay này và có vẻ hài lòng với các máy bay đó”.

Nếu máy bay này trúng thầu thì điều này sẽ thúc đẩy mức độ tiếp cận của KAI đối với các thị trường máy bay quân sự, dù cho các máy bay được đặt hàng sẽ được chế tạo ở Mỹ.

Sau dự án T-X, không quân Mỹ có thể xem xét mua thêm hàng trăm máy bay phản lực huấn luyện. Thái Lan vào đầu tháng 7 đã công bố sẽ mua thêm 8 chiếc T-50 với mức giá 257 triệu USD.

KAI cũng đang tiếp thị phiên bản tiêm kích FA-50 nhẹ hơn.

Theo quan chức của KAI, các nước Botswana và Argentina là các thị trường xuất khẩu tiềm năng cho Hàn Quốc.

Giá trị xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc chỉ là 297 triệu USD vào năm 2006, tăng vọt lên mức cao nhất là 3,61 tỷ USD vào năm 2014, sụt giảm xuống còn 3,59 USD vào năm 2015 và 2,54 tỷ USD vào năm 2016, có lẽ do cạnh trang gia tăng từ các hãng quốc phòng khác.

`Việc vũ khí Hàn Quốc xâm nhập được vào thị trường vũ khí Mỹ có tính biểu tượng cao.

Công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc tăng trưởng lớn nhờ vào các chuyển giao công nghệ của Mỹ và các hợp đồng sản xuất gắn với việc mua vũ khí Mỹ.

Mới cách đây vài năm, hoạt động sản xuất vũ khí tại Hàn Quốc chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa của nước này. Nhưng nay Hàn Quốc đã trở thành một nhà xuất khẩu trang thiết bị lục quân, hải quân và không quân có doanh số tăng nhanh.

Lợi thế so sánh

An Sang-nam, trưởng bộ phận PR của Hiệp hội Công nghiệp Quốc phòng Hàn Quốc với hơn 100 công ty thành viên, cho biết, nếu KAI giành được hợp đồng T-X, thì điều này sẽ là cột mốc trong công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc và nâng hình ảnh toàn cầu của ngành. Theo ông này, Hàn Quốc với 620.000 quân, có nhiều kinh nghiệm trong vận hành các hệ thống vũ khí trong thực địa.

“Công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc có lợi thế hội tụ cả vũ khí, kiến thức và phần mềm đi kèm”, An Sang-nam nói. “Đây là điều mà các nước Đông Nam Á, Đông Âu và Nam Mỹ đều muốn có”.

Trên thực tế, các nhà sản xuất vũ khí Hàn Quốc vốn đã có nhiều loại sản phẩm tự sản xuất trong nước và đem xuất khẩu.

KAI đang phấn đấu ký được một hợp đồng xuất khẩu máy bay trực thăng đa nhiệm Surion trong năm nay. Indonesia và Peru là các khách hàng tiềm năng.

Khẩu lựu pháo tự hành 155mm K-9 Thunder của hãng Hanwha Techwin cũng rất được ưa thích. Hanwha đang trong vòng đàm phán cuối với Ấn Độ để ký hợp đồng trị giá 623 triệu USD. Khẩu pháo này cũng được bán sang Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan và Phần Lan.

Hanwha đang nỗ lực xuất K-9 sang cả Na Uy, Australia và Ai Cập.

Với quyết tâm mở rộng kinh doanh ra toàn cầu, công ty này mới đây đã bổ nhiệm Bernard Champoux, cựu tư lệnh tướng 3 sao của Tập đoàn quân số 8 của Mỹ tại Hàn Quốc, vào vị trí trưởng bộ phận phụ trách các dự án liên quan tới Mỹ.

Trong khi đó, LIG Nex1 chuyên sản xuất vũ khí dẫn đường và thiết bị radar thì đang nhắm tới thị trường Trung Đông để xuất khẩu các tên lửa chống tăng tầm trung xách tay Raybolt (Hyungung) và tên lửa đất đối không vác vai KP-SAM (Shingung).

Hãng đóng tàu Daewoo hiện đang chế tạo 3 tàu ngầm cho quân đội Indonesia. Họ cũng đã nhận được đơn đặt hàng sản xuất thêm 3 chiếc nữa.

Đối với các nhà xuất khẩu Hàn Quốc, chương trình tăng ngân sách quốc phòng của chính quyền Mỹ Donald Trump là tin tức tốt lành.

Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc (KIET) cho biết, nhu cầu mua vũ khí dự kiến gia tăng ở các nước Bắc Âu và Đông Âu, Trung Đông và Đông Nam Á mà đây là các thị trường xuất khẩu vũ khí chủ lực của Hàn Quốc.

Trong khi đó, Wezeman – nghiên cứu viên của viện SIPRI, thì lại chỉ ra một số thách thức của ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc như các đối thủ mạnh ở EU, Israel, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Ukraine. Ông này gợi ý Hàn Quốc nên đi theo hướng mở rộng quan hệ đối tác để phát triển các thiết bị công nghệ cao.

Theo VOV

Đọc thêm

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Dưới sự chủ trì phối hợp của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, các lực lượng công an, quân sự, hải quan, kiểm lâm… đã cùng vào cuộc hiệu quả chung tay bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

Mô hình “Mẹ đỡ đầu” đối với những trẻ em mồ côi của Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần giúp các cháu vơi bớt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.