Tại sao Nga lại cần nhiều hệ thống vũ khí phòng không như vậy?

Bài viết của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc Xergey Linnhik. Bài đầu tiên với tiêu đề trên đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 29/1/2020.

Tại sao Nga lại cần nhiều hệ thống vũ khí phòng không như vậy?

Ảnh: mil.ru

Vấn đề mà chúng ta sẽ xem xét ngày hôm nay đã từng được nhiều bạn đọc đặt ra trong phần bình luận sau một trong những bài báo cũng về chủ đề này đã được đăng trước đây.

Quả thật, hiện nay chỉ riêng trong trang bị của Lục quân Nga thôi cũng đã có rất nhiều các kiểu tổ hợp tên lửa phòng không nên vì thế mà bạn đọc dù muốn hay không chắc chắn cũng sẽ tự đặt ra một câu hỏi- liệu có cần nhiều (vũ khí phòng không) đến như thế không?

Chúng ta hãy cùng xem xét tất cả sự đa dạng đó từ góc độ sau. Thứ nhất, thực tiễn Chiến tranh Thế chiến lần thứ II và các cuộc xung đột sau đó cho thấy rằng nhìn chung thì không bao giờ có chuyện thừa phương tiện phòng không. Ngược lại, lúc nào cũng sẽ luôn thiếu các phương tiện phòng không.

Vì vậy, có lẽ nên bắt đầu bài tổng hợp này từ góc độ lạc quan như vậy. Để mở đầu, chúng ta hãy nhìn về hướng những phương tiện phòng không cổ nhất, có nghĩa là pháo nòng. Nó vẫn còn có mặt trong trang bị, mặc dù chỉ được sử dụng trong những trường hợp khá chuyên biệt.

ZU-23-2 (ЗУ-23-2)

Tại sao Nga lại cần nhiều hệ thống vũ khí phòng không như vậy?

Ảnh: Serge Serebro, Vitebsk Popular News

Ngày 22/3 năm nay (2020), sẽ tròn 60 năm kể từ thời điểm ZU được đưa vào trang bị. Một khoảng thời gian, nói một cách nhẹ nhàng, không ngắn ngủi chút nào. Tuy nhiên, tổ hợp này được hiện đại hóa một cách hệ thống, liên tục và vẫn rất được ưa chuộng trên thế giới.

Tại sao ư? Vâng, tất cả tại vì cùng một lý do khiến cái gì của Liên Xô cũng đều có nhu cầu cao trên thế giới. Nòng pháo cực bền- đến giờ vẫn còn đủ khả năng lôi bất cứ một chiếc máy bay lên thẳng nào xuống đất.

Với các máy bay, tất nhiên, có khó hơn, nhưng với máy bay lên thẳng, máy bay không người lái (UAV) - tại sao lại không sử dụng ZU?

Chưa hết, rất dễ lắp đặt nó trên bất kỳ kiểu khung gầm nào- từ rơ mooc đến xe vận tải bọc thép- và ngay sau đó – đã trở thành vũ khí tấn công đáng gờm. Một “đồ vật” rất hữu dụng như vậy, tại sao lại phải chia tay với nó?

Tại sao Nga lại cần nhiều hệ thống vũ khí phòng không như vậy?

Ảnh: Vitaly Kuzmin

Hơn 40 nước khác nữa trên thế giới cũng có cùng suy nghĩ như vậy đấy.

ZSU -23-4 “Shilka-M4” (ЗСУ-23-4М4 "Шилка-М4 ")

Nhân tiện cũng xin nói thêm, trên khắp thế giới này vẫn còn rất nhiều tổ hợp “Shilka” bản gốc đơn giản (chưa hiện đại hóa) đang “làm việc” (trực chiến). Quân đội của hơn 20 quốc gia đang có trong trang bị những tổ hợp “gốc” này.

Trong khi đó- chúng ta lại đang nói về phiên bản hiện đại hóa mới nhất, - phiên bản này có trong thành phần của nó cả tổ hợp radar điều khiển hỏa lực và còn có khả năng lắp thêm tổ hợp tên lửa phòng không “Strelets” nữa.

Có nghĩa là “cải tạo” từ hệ thống pháo phòng không “thuần túy” thành một hệ thống pháo- tên lửa phòng không hoàn chỉnh. Tổ hợp này “biết bắn” khi đang hành tiến, - một năng lực cực kỳ có giá trị khi yểm hộ xe tăng và máy bay lên thẳng đang tấn công.

Và đến đây thì chúng ta dừng bàn về các tổ hợp pháo phòng không, và sẽ chuyển sang bàn về lĩnh vực công nghệ tên lửa. Với công nghệ tên lửa, mọi thứ có phần phức tạp hơn, bởi vì sự đa dạng của nó. Do đó, cho dễ hiểu, chúng ta chọn tiêu chí tầm bắn làm tiêu chí chính.

Và đây- các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) sẽ được nói đến đầu tiên.

“Strela-3” ( "Стрела-3 " - “Mũi tên-3” )

Đến đây thì chắc nhiều người sẽ nói, và rất đúng rằng cái món đồ cổ này đã được đưa ra khỏi trang bị từ lâu rồi. Vâng, đúng là đưa ra khỏi trang bị thật. Nhưng lưu ý là chưa phải là đưa ra khỏi các kho bảo quản niêm cất.

Hiện vẫn còn một số lượng tương đối lớn các tổ hợp này nằm trong các nhà kho, và vì vậy nên sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu như có một văn phòng “thương mại” nào đó hào phóng chia sẻ những tổ hợp này với những ai đó cần như đã từng xảy ra 6 năm trước đây ...

Ngoài ra, nếu để phục vụ mục đích huấn luyện, nó sẽ cực kỳ hữu dụng. Chính bản thân tôi (Xergey Linnhik) cũng đã từng được giao khai thác sử dụng “Strela-2M”. Phải nói thật rằng, nếu phải “làm việc thực sự” (chiến đấu) , thì quả là phải cần một hệ thống “mới” thật, nhưng nếu để huấn luyện, “Strela-3” sẽ là quá ổn.

“Igla” ( "Игла"- “Mũi kim”)

Tại sao Nga lại cần nhiều hệ thống vũ khí phòng không như vậy?

Ảnh: mil.ru

Và đây “Igla” (“Mũi kim”)- Ở Uganda nó cũng là “Mũi kim”. Bất chấp một thực tế là tuy đã được đưa vào biên chế từ năm 1981, nhưng nó vẫn có khả năng “chọc thủng” rất nhiều, rất nhiều mục tiêu.

Và nạn nhân của MANPADS này là những máy bay rất “nghiêm túc”, kiểu như F-16 và “Mirage-2000”.

Nhưng như đã biết, Nhepobedimyi ( Xergey Pavlovich Nhepobedimyi - 1921- 2014, Tổng công trình sư, cha đẻ của 28 tổ hợp tên lửa Liên Xô- Nga, trong đó có “Iskander” và “Igla” mà chúng ta đang bàn tới- Anh hùng lao động XHCN Liên Xô, Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Nga...-ND) chưa từng phát minh ra một cái gì “tệ cả”, đó là sự thật hiển nhiên- không thể chối cãi ...

Còn có các phiên bản hiện đại hóa và các biến thể, chẳng hạn như “Dzhigit”, “Strelets”, “Igla-D”, “Igla-N”, “Igla-V” và vì nó còn hơn cả xuất sắc và vẫn đang được rất tin dùng, liệu có nên loại bỏ nó không?

Cả thế giới đều có chung một suy nghĩ như vậy. Và nhiều nước vẫn đang hồ hởi xếp hàng chờ mua nó.

“Verba” ( "Верба")

Tại sao Nga lại cần nhiều hệ thống vũ khí phòng không như vậy?

Ảnh: Tập đoàn khoa học- sản xuất “Phòng thiết kế chế tạo máy”

Đây (“Verba”) đã là (sản phẩm) của ngày hôm nay. Có trong trang bị mới từ năm 2014, sản phẩm mới nhất, cho đến nay mới chỉ có hai quân đội sở hữu nó: Quân đội Nga và Quân đội Armenia. Chúng ta (Nga) chưa cung cấp nó cho bất kỳ một quân đội nào khác.

Như vậy trên thực tế, có ba loại MANPADS, đó là MANPADS của ngày hôm nay, MANPADS của ngày hôm qua và MANPADS của ngày hôm kia. Nhưng cả ba đều còn dùng được.

Và bạn có thể thấy rất rõ sự cần thiết và cấp thiết của từng loại trong số đó. Tất nhiên, “Mũi tên”- sử dụng làm giáo cụ huấn luyện- tại sao không? Hoàn toàn hợp lý. Chắc chắn là không nên dùng “Verba” để bắn vào các mục tiêu tập bắn rồi, đúng không ạ?

MANPADS “giữ” mục tiêu trong cự ly từ 0 đến 2 km. Có thể còn xa hơn nếu sử dụng các cơ số tên lửa cấp lữ đoàn, nhưng về bản chất- đó là công cụ để bắn ở cự ly gần- từ chiến hào.

Hoặc một cái gì đó tương tự như thế, nhưng nói chung nó là vũ khí tầm gần. Còn ở cự ly lớn hơn- chúng ta có các tổ hợp có tầm bắn xa hơn. Giờ hãy xem xét cự ly đến 5 km. Có nghĩa là, gần với “cự ly bắn” của MANPADS, nhưng với xác suất trúng mục tiêu cao hơn.

“Strela- 10”

Tại sao Nga lại cần nhiều hệ thống vũ khí phòng không như vậy?

Ảnh: Vitaly Kuzmin

Một tác phẩm kinh điển của “thể loại” (tổ hợp phòng không), vẫn rất được chuộng, mặc dù trên thực tế nó đã được đưa vào trực chiến từ năm 1976. Chưa hề có ý định “nghỉ hưu”, bởi vì các lần hiện đại hóa thường xuyên đã giữ cho tổ hợp luôn trong “tình trạng sẵn sàng chiến đấu” cần thiết.

“Mũi tên- 10” đã tham chiến, và kết quả rất khá: trong Chiến dịch “Bão táp Sa mạc”, các tổ hợp tên lửa phòng không này trong tay các quân nhân Iraq đã bắn hạ hai (2) máy bay cường kích A-10 của Mỹ.

Theo Báo Đất Việt

Đọc thêm

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Dưới sự chủ trì phối hợp của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, các lực lượng công an, quân sự, hải quan, kiểm lâm… đã cùng vào cuộc hiệu quả chung tay bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

Mô hình “Mẹ đỡ đầu” đối với những trẻ em mồ côi của Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần giúp các cháu vơi bớt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.