Tạo mọi điều kiện để người dân Hà Tĩnh tiếp cận pháp luật

(Baohatinh.vn) - Chú trọng công tác bảo đảm thi hành pháp luật; tăng cường phổ biến, giáo dục các văn bản mới; làm tốt công tác hòa giải cơ sở… là những cách làm được xã, phường, thị trấn tại Hà Tĩnh triển khai nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận pháp luật hiệu quả.

Chiều muộn, anh Đặng Thuyết (công chức Tư pháp - Hộ tịch, UBND xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh) vẫn miệt mài bên chồng tài liệu. “Đây là các chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 8/2023, trong đó, có nội dung quan trọng liên quan tới biển số xe được cấp và quản lý theo mã định danh chủ xe theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới. Tôi đang sắp xếp, tập hợp các tài liệu liên quan để kịp biên soạn, trình lãnh đạo xét duyệt cho số phát thanh các văn bản mới” - anh Thuyết chia sẻ.

Tạo mọi điều kiện để người dân Hà Tĩnh tiếp cận pháp luật

Anh Đặng Thuyết (công chức Tư pháp - Hộ tịch, UBND xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh) biên soạn nội dung chương trình phát thanh “Pháp luật với người dân”.

Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 11/2022, đến nay, chương trình phát thanh “Pháp luật với người dân” đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu đối với bà con xã Kỳ Tây. Đây cũng là xã được đánh giá tốt nhất huyện Kỳ Anh về mô hình này. Hằng tháng, chương trình sẽ được một bộ phận gồm phó chủ tịch UBND xã, công chức tư pháp - hộ tịch, công an xã, công chức văn hóa, bí thư đoàn xã biên soạn nội dung để phát sóng với thời lượng từ 2-5 số (tùy từng thời điểm). Ngoài việc phổ biến các văn bản, chính sách mới, chương trình còn xây dựng các tiểu phẩm pháp luật liên quan đến đời sống của bà con, đưa ra các tình huống hỏi - đáp pháp luật cụ thể.

Tạo mọi điều kiện để người dân Hà Tĩnh tiếp cận pháp luật

UBND xã Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh) tổ chức lễ ra mắt “Tổ hoà giải mẫu” tại thôn Trường Xuân.

Ngoài chương trình phát thanh “Pháp luật với người dân”, nhiều mô hình tuyên truyền pháp luật khác được huyện Kỳ Anh triển khai hiệu quả, nhận được sự đồng thuận, đánh giá cao từ người dân như “Câu lạc bộ pháp luật”, “Tổ hòa giải mẫu”… Qua đó, góp phần đưa 20/20 xã trên địa bàn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đảm bảo ANTT tại cơ sở.

Tại huyện Thạch Hà, việc xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại các địa phương đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu lại càng được chú trọng. Ông Trương Quang Anh - Chủ tịch UBND xã Thạch Đài trao đổi: “Xác định tiêu chí xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đánh giá thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM. Từ đầu năm đến nay, toàn xã tổ chức 18 cuộc phổ biến, giáo dục pháp luật cho hơn 7.000 lượt người; đồng thời, quan tâm cải cách thủ tục hành chính, với tỷ lệ trả kết quả thủ tục hành chính đúng và trước hạn đạt 100%. Việc thực hiện tốt tiêu chí xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã góp phần giúp Thạch Đài hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao vào năm 2022”.

Tạo mọi điều kiện để người dân Hà Tĩnh tiếp cận pháp luật

UBND huyện Thạch Hà tổ chức tập huấn tiêu chí tiếp cận pháp luật cho lãnh đạo UBND, công chức Tư pháp – Hộ tịch các xã, thị trấn vào ngày 28/7/2023.

Từ đầu năm đến nay, toàn huyện Thạch Hà đã tổ chức 50 hội nghị tập huấn hướng dẫn, phổ biến quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật và phổ biến kiến thức pháp luật cho gần 10.000 lượt người; biên soạn và cấp phát miễn phí 500 sổ tay hướng dẫn về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ; ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật của người dân; đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật, góp phần xây dựng NTM trên địa bàn.

Tạo mọi điều kiện để người dân Hà Tĩnh tiếp cận pháp luật

Thời gian qua, người dân trên địa bàn Hà Tĩnh thường xuyên được tuyên truyền, tư vấn pháp luật.

Để việc xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đảm bảo chất lượng, hằng năm, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh duy trì, luân phiên kiểm tra công tác tuyên truyền, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật tại các địa phương. Từ đó, giúp cơ sở thực hiện tốt chỉ tiêu xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong xây dựng NTM, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận, nâng cao hiểu biết pháp luật, chủ động bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Trong năm 2022, Hà Tĩnh có 209/216 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Năm 2023, Sở Tư pháp đã phối hợp tổ chức 8 hội nghị tập huấn nghiệp vụ hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên, tuyên truyền viên cơ sở; tham mưu UBND tỉnh ban hành và triển khai kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở; tổ chức thành công Hội thi Hòa giải viên giỏi năm 2023 trên địa bàn.

Tạo mọi điều kiện để người dân Hà Tĩnh tiếp cận pháp luật

Hội thi Hòa giải viên giỏi năm 2023 được tổ chức vào tháng 8 vừa qua đã góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác hoà giải ở cơ sở.

Ông Đinh Văn Hồng - Phó Giám đốc Sở Tư pháp cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; đảm bảo nguồn lực cho các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ… nhằm nâng cao điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân. Tăng cường hơn nữa cơ chế phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong xây dựng và cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật tại cơ sở. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan hành chính Nhà nước…”.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.
Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.