Trong phóng sự do Kênh truyền hình quốc phòng thực hiện, hình ảnh tàu ngầm và tàu bán ngầm mini của Hải quân Việt Nam đã được xuất hiện khá rõ nét.
Trong hình ảnh phóng sự của Kênh truyền hình Quốc phòng, loại tàu ngầm mini được xác định là lớp Yugo, ngoài ra thiết bị lặn (tàu bán ngầm) theo nhận định là chiếc I-SILC.
Hai phương tiện tác chiến này đang trong tình trạng bảo dưỡng kỹ thuật tại nhà máy, đây chính là lần đầu tiên cả hai phương tiện tác chiến Hải quân Việt Nam được nhìn thấy nằm cạnh nhau.
Tàu ngầm mini lớp Yugo và tàu bán ngầm I-SILC của Hải quân Việt Nam
Giáo sư Carl Thayer của Học viện quốc phòng Australia từng cho biết, Việt Nam đã nhận được 2 tàu ngầm mini lớp Yugo do Triều Tiên sản xuất vào năm 1997. Chiếc Yugo được xây dựng dựa trên nguyên mẫu Una của Hải quân Liên bang Nam Tư cũ (chữ Yugo viết tắt của Yugoslavia - Nam Tư trong tiếng Anh).
Loại tàu ngầm này vừa có khả năng tấn công bằng ngư lôi, vừa có nhiệm vụ thả đặc công người nhái tác chiến trên biển. Kích thước của chúng rất khiêm tốn với chiều dài chỉ 18,82 m; chiều rộng 2,4 m; lượng giãn nước đầy tải 110 tấn; thủy thủ đoàn 4 người cộng thêm 6 lính đặc nhiệm.
Tàu ngầm lớp Yugo sử dụng động cơ diesel-điện, cho tầm hoạt động tối đa 550 hải lý (1.020 km) khi chạy ở vận tốc 10 hải lý/h (19 km/h) lúc nổi, hoặc 50 hải lý (94 km) khi di chuyển ngầm với tốc độ 4 hải lý/h (7,4 km/h), độ sâu lặn lớn nhất 120 m. Vũ khí trang bị gồm 2 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm.
Do kích thước nhỏ, động cơ chạy rất êm nên những chiếc tàu ngầm mini này có thể bất ngờ tiếp cận mục tiêu để tung ra đòn tấn công mang tính hủy diệt.
Tàu bán ngầm I-SILC được thử nghiệm sau khi hoàn thành công tác bảo dưỡng
Ngoài 2 tàu ngầm Yugo, còn có thông tin cho biết Việt Nam đã nhận từ Triều Tiên cả thiết bị lặn hay còn gọi là tàu bán ngầm loại I-SILC.
Thông số kỹ thuật cơ bản của tàu bán ngầm I-SILC: chiều dài 12,8 m; chiều rộng 2,95 m; lượng giãn nước 10,5 tấn; trang bị 3 động cơ Johnson V8 công suất 260 mã lực cho tốc độ tối đa 50 hải lý/h khi chạy nổi hoặc 6 hải lý/h khi lặn; tầm hoạt động 200 hải lý; độ sâu lặn trung bình 3 m, tối đa 20 m.
Tàu có khả năng vận chuyển 8 quân nhân trong đó thủy thủ đoàn là 4 người, do kích thước rất nhỏ nên khí tài này không được trang bị vũ khí.
Tuy vậy với lợi thế ở độ linh hoạt, dễ thao tác, tàu bán ngầm I-SILC khi kết hợp cùng tàu ngầm mini Yugo sẽ tạo ra một cặp bài trùng vô cùng lợi hại khi mang biệt kích hải quân.
Học sinh ở xã biên giới huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã được tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật hữu ích và tình yêu, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng.
Đêm 6/11, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã tiếp cận được Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 940, phi công trong vụ máy bay quân sự rơi tại Bình Định.
Tập luyện nghiêm túc cùng tinh thần thi đấu quyết tâm cao, chấp hành kỷ luật, nội quy thao trường… là các yếu tố cơ bản để đội tuyển Công an Hà Tĩnh đạt nhiều giải cao tại hội thi.
Dưới sự chủ trì phối hợp của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, các lực lượng công an, quân sự, hải quan, kiểm lâm… đã cùng vào cuộc hiệu quả chung tay bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mang phong cách thiết kế hiện đại, kết hợp công nghệ trình chiếu hiện đại mang đến cho khách tham quan trải nghiệm mới mẻ.
Đảng ủy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh tập trung thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở qua việc mở rộng dân chủ, tăng cường đối thoại để nắm bắt nguyện vọng và đảm bảo quyền lợi cho bộ đội.
Với tinh thần xung kích của tuổi trẻ, đến nay, hàng trăm thanh niên trên địa bàn Hà Tĩnh đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ, sẵn sàng lên đường tòng quân.
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh luôn quan tâm, thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, định hướng tư tưởng để nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ.
Đại tướng Chanyalath nhấn mạnh sự hy sinh to lớn của Quân đội và nhân dân Việt Nam dành cho sự nghiệp cách mạng của Lào sẽ không bao giờ phai nhạt, mãi mãi in sâu trong trái tim người dân Lào.
Trung đoàn 841 (Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh) huấn luyện bộ đội thành thạo kỹ năng, làm chủ tình huống để tham gia phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn kịp thời, hiệu quả.
Công an Hà Tĩnh đang tích cực tuyên truyền, vận động người dân giao nộp vũ khí nhằm nâng cao hiệu quả thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
Sau 4 tháng chuẩn bị, Đội Quy tập hài cốt liệt sĩ (Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh) vừa lên đường làm nhiệm vụ với quyết tâm tìm kiếm, quy tập được nhiều hài cốt liệt sĩ hy sinh tại nước CHDCND Lào.
Tăng cường công tác phối hợp, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) tại Hà Tĩnh.
Trong lễ xuất quân lên đường làm nhiệm vụ, Đội Quy tập hài cốt liệt sĩ (Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh) nỗ lực tìm kiếm trên 12 hài cốt liệt sĩ trên đất bạn Lào trong mùa khô 2024 – 2025.
Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai, Đại tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã hội đàm với Đại tướng Chansamone Chanyalath - Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào.
“Giúp bạn chính là giúp mình” - BĐBP Hà Tĩnh đã thường xuyên phối hợp, giúp đỡ các lực lượng chức năng nước bạn Lào cùng nhau bảo vệ tốt tuyến biên giới chung 2 nước.
Sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân sẽ “3 cùng” với Nhân dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) để nghiên cứu, học tập, tìm hiểu về tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.
Mô hình “Mẹ đỡ đầu” đối với những trẻ em mồ côi của Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần giúp các cháu vơi bớt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao quyết định thăng quân hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng đối với đồng chí Lương Tam Quang và đồng chí Nguyễn Tân Cương.
Lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu thời gian tới, các cơ quan, đơn vị tiếp tục quán triệt và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng, Nhà nước và quân đội về thực hiện quy chế dân chủ.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh xác định, trong quý IV năm 2024, tập trung chỉ đạo các địa phương tổ chức đón quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự và làm tốt công tác tuyển quân năm 2025.
Các cấp, ngành, địa phương khu vực biên giới (trong đó có Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong triển khai nhiệm vụ, đảm bảo công tác phối hợp tuyên truyền về quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào.
Trung tướng Trần Võ Dũng - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 4 ghi nhận, đánh giá cao kết quả toàn diện trong thực hiện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, công tác Đảng, công tác chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh.
Những người lính đeo quân hàm xanh đóng quân ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) luôn kiên trì, trách nhiệm, thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để xây dựng tuyến biên giới biển bình yên.
Các cấp, ngành, đơn vị ở Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều giải pháp giúp lực lượng dân quân cải thiện điều kiện làm việc, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.
Nhân chuyến làm việc tại Hà Tĩnh, Đại tướng Phan Văn Giang – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tặng quà các gia đình chính sách và quân nhân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
BĐBP Hà Tĩnh thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, góp phần xây dựng các tổ chức đảng vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy các cấp.