Tên lửa siêu siêu thanh sắp được Nga đưa vào trực chiến là gì?

Và nếu tới cuối năm 2019 hệ thống tên lửa siêu siêu thanh mới của Nga được vào trực chiến thì nó sẽ phải hoàn thành từ ngay cuối năm 2018 này, đi kèm với đó hình ảnh và thông số cụ thể.

Theo thông tin được TASS đăng tải, hệ thống tên lửa Avangard sẽ được đưa vào trực chiến trong biên chế Sư đoàn tên lửa Sao Đỏ đóng tại tỉnh Orenburg, Nga trong năm 2019 tới đây.

Cũng theo nguồn tin của TASS, trung đoàn tên lửa có sử dụng tên lửa siêu siêu thanh trong biên chế này của Quân đội Nga cũng sẽ có trang bị cả tên lửa đạn đạo liên lục địa kèm theo đó là các hệ thống chuyên biệt chuyên để phục vụ cho các hệ thống tên lửa siêu siêu thanh.

Tên lửa siêu siêu thanh sắp được Nga đưa vào trực chiến là gì?

Hình ảnh mô phỏng được cho là cấu tạo hình dáng bên ngoài của tên lửa siêu siêu thanh Avangard của Nga. Ảnh:Sputnik.

"Thời gian dự kiến để sắp xếp trung đoàn trưởng về nhiệm vụ chiến đấu là cuối năm 2019. Ban đầu, trung đoàn sẽ bao gồm ít nhất hai hệ thống nhưng cuối cùng số lượng của họ sẽ tăng lên sáu đơn vị theo đúng tiêu chuẩn", nguồn tin cho biết.

Theo như Bộ Quốc phòng Nga chính thức tuyên bố, hệ thống tên lửa siêu thanh Avangard đầu tiên sẽ được đưa vào nhiệm vụ chiến đấu trong Sư đoàn tên lửa Sao Đỏ đóng tại tỉnh Orenburg ở Nam Urals. Đây cũng có thể coi là lực lượng tên lửa siêu siêu thanh mặt đất đầu tiên trên thế giới được đưa vào trực chiến.

Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, nếu tới cuối năm 2019 hệ thống tên lửa siêu siêu thanh của Nga có thể trực chiến được thì nó sẽ phải hoàn thành từ cuối năm 2018 này và sẽ sớm được công bố hình ảnh và thông số cụ thể.

Thông thường, các tên lửa đời mới của Nga sẽ được thử nghiệm với cơ cấu phóng cố định và tên lửa đẩy thường là loại UR-100N UTTKh. Tuy nhiên, sự thành công của các hệ thống tên lửa đẩy trước đó có thể giúp tên lửa siêu siêu thành Avangard được trang bị với hệ thống tên lửa đẩy hiện đại hơn nhiều.

Hệ thống tên lửa siêu siêu thanh Avangard

Avangard là một hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa chiến lược có khả năng bay với tốc độ siêu siêu thanh. Theo các nguồn tin trước đó, vũ khí “đột phá” được phát triển bởi Hiệp hội nghiên cứu và chế tạo máy (thị trấn Reutov, vùng Moscow) và đã được thử nghiệm từ năm 2004. Hệ thống tên lửa đẩy của Avangard khả năng bay giúp nó đạt tốc độ siêu siêu thanh ngay cả ở độ cao thấp. Loại tên lửa này được đánh giá là có độ cơ động cực cao, tốc độ bay và trần bay cực lớn vượt xa khả năng đánh chặn của các loại tên lửa phòng thủ hiện tại.

Tên lửa siêu siêu thanh sắp được Nga đưa vào trực chiến là gì?

Mô phỏng kiểu tấn công của tên lửa siêu siêu thanh. Ảnh: Darpa.

Vũ khí mới này đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố trong Thông điệp Liên bang được đăng tải hôm 1/3/2018 vừa qua. Không lâu sau đó trong buổi giao lưu trực tuyến hàng năm vào ngày 7/6, Tổng thống Nga cũng đã cho biết "hệ thống tên lửa Avangard đang trong quá trình sản xuất và nó sẽ đi vào sản xuất hàng loạt vào năm 2019 tới đây, chúng tôi cũng đang lên kế hoạch trang bị loại tên lửa này cho các lực lượng vũ trang sử dụng."

Theo Kiến thức

Đọc thêm

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Dưới sự chủ trì phối hợp của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, các lực lượng công an, quân sự, hải quan, kiểm lâm… đã cùng vào cuộc hiệu quả chung tay bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

Mô hình “Mẹ đỡ đầu” đối với những trẻ em mồ côi của Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần giúp các cháu vơi bớt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.