Tên lửa tái sử dụng của Nga có vượt trội SpaceX

Ủy ban Vũ trụ của Viện Hàn lâm Khoa học Nga vừa phê duyệt dự án chế tạo tên lửa vũ trụ có thể tái sử dụng của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nga (ROSCOSMOS).

Tên lửa tái sử dụng của Nga có vượt trội SpaceX

Nga sẽ sớm ra mắt tên lửa vũ trụ có thể tái sử dụng với các bloc hạ cánh như máy bay.

ROSCOSMOS có kế hoạch chế tạo các phương tiện phóng công nghệ cao thuộc thế hệ mới, gồm nhiều loại khác nhau: từ siêu nhẹ và nhẹ, đến trung bình, nặng và siêu nặng.

Tất cả các dự án sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng nhiên liệu, vật liệu đầy hứa hẹn có thể tái sử dụng và các giải pháp thiết kế khác.

Sputnik cho biết, khi chế tạo mẫu đầu tiên của tên lửa tái sử dụng sẽ áp dụng các giải pháp được phát triển trong quá trình chế tạo tên lửa hành trình có cánh siêu nhẹ SV-SV “Baikal".

Khối tên lửa có cánh có thể tái sử dụng của Nga sẽ khác với tên lửa Falcon 9 của Elon Mask trong sơ đồ hạ cánh. Sau khi đưa trọng tải lên quỹ đạo, các bloc của Nga sẽ hạ cánh trên đường băng thông thường như máy bay bằng cách sử dụng các cánh có hệ thống cơ đặc biệt thay vì hạ cánh theo phương thẳng đứng như của SpaceX. Hiện tại, tất cả các tên lửa được Nga sử dụng cho Chương trình Vũ trụ Liên bang và cho khách hàng nước ngoài đều dùng loại tên lửa một lần - giai đoạn đầu tiên sẽ không quay trở lại Trái Đất, mà đốt cháy trong bầu khí quyển với các động cơ.

Tên lửa tái sử dụng của Nga có vượt trội SpaceX

Tên lửa đẩy “Baikal" tại một triển lãm hàng không.

Trước nhu cầu tự sản xuất và giảm sử dụng tên lửa Nga của Mỹ, SpaceX đã tích cực phát triển tên lửa có thể tái sử dụng một phần. Đến nay, hãng công nghệ vũ trụ tư nhân này đã có những thành công đáng kể để hiện thực hóa ý tưởng này.

Trước đây đã có thông tin về việc Nga thiết kế được các tên lửa tái sử dụng trước khi tỷ phú Elon Musk công bố ý tưởng chế tạo tên lửa đẩy sử dụng nhiều lần nhằm giảm chi phí đưa vệ tinh vào không gian.

Đầu năm 2018, các kỹ sư của Trung tâm Tên lửa Quốc gia mang tên Makeyev đã khẳng định về kế hoạch phát triển tên lửa đẩy một kỳ được sử dụng lại nhiều lần mang tên Korona.

Đặc biệt, Công trình sáng chế Korona được Trung tâm Tên lửa Quốc gia tiến hành từ năm 1992-2012, nhưng phải đình chỉ do thiếu kinh phí.

Sự trở lại của ý tưởng tái sử dụng tên lửa Nga được thể hiện rõ nét bằng tuyên bố sẽ cho thử nghiệm các tên lửa này vào năm 2022.

Từng chia sẻ với báo chí năm 2019, ông Boris Satovsky - người đứng đầu nhóm dự án thuộc Quỹ Nghiên cứu Cao cấp (FPI) của Nga cho hay, chương trình chế tạo hệ thống tên lửa tái sử dụng được đánh giá là có nhiều triển vọng đang được triển khai bởi ROSCOSMOS và Tập đoàn sản xuất máy bay thống nhất (OKA). Khi đó, thiết kế của tên lửa tái sử dụng đã được hoàn thành.

Theo đó, giai đoạn đầu tiên của tên lửa sẽ được tách ra ở độ cao 59-66km và quay trở lại khu vực phóng bằng cách hạ cánh trên một đường băng thông thường.

Hệ thống này được thiết kế có khả năng chở tới 600 kg trọng lượng lên quỹ đạo.

Theo tính toán sơ bộ, chi phí vận chuyển bằng tên lửa tái sử dụng sẽ thấp hơn một nửa so với tên lửa thông thường mà Nga đang sử dụng.

Theo dự tính, mỗi thiết bị tên lửa tái sử dụng được thiết kế để sử dụng cho 50 chuyến bay mà không phải thay thế động cơ đa tầng hoạt động trên nhiên liệu được đông lạnh.

Dự án cũng có kế hoạch phóng tên lửa từ các tổ hợp di động.

Cách tiếp cận của Nga trong việc tái sử dụng tên lửa trở lại Trái Đất bằng hạ cánh như một máy bay thông thường là khác biệt so với ý tưởng hạ cánh theo phương thẳng đứng đã được hiện thực hóa thành công của SpaceX.

Tuy nhiên, ý tưởng của Nga cho tới năm 2022 mới được thử nghiệm sẽ khiến cho việc so sánh hiệu quả hay không sẽ còn phải chờ đợi rất lâu.

Phía Nga công bố, tên lửa sẽ được thử nghiệm vào năm 2022 có thời gian tái sử dụng 50 lần.

Ngay cả con số này, SpaceX cũng đã đạt được. Falcon-9 đã mang theo vệ tinh viễn thông và băng tần Hispasat của Tây Ban Nha thành công vào tháng 3/2018 vừa qua thành công đồng thời khai tử luôn tên lửa đã phóng 50 lần lên không gian này.

Trước đó, Tên lửa Soyuz-5 của Tập đoàn Tên lửa vũ trụ Energiya cũng có ý định thay đổi các thiết kế kỹ thuật để có thể tái sử dụng dành cho chuyến bay có người lái bằng cách: sử dụng lại tầng đầu tiên của tên lửa bằng dù hoặc hạ cánh phản lực như Falcon-9; đưa phần động cơ trở về bằng dù (đây là phần có giá trị bằng 30% giá trị của tầng tên lửa đẩy). Song dự án có tính vượt trội hơn này cũng cần chờ đến năm 2022 để đi vào thử nghiệm.

Bên cạnh vấn đề thiết kế, tài chính cũng là một vấn đề quan trọng của việc đưa các dự án tên lửa Nga trở thành thực tế.

Theo Báo Đất Việt

Đọc thêm

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Dưới sự chủ trì phối hợp của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, các lực lượng công an, quân sự, hải quan, kiểm lâm… đã cùng vào cuộc hiệu quả chung tay bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

Mô hình “Mẹ đỡ đầu” đối với những trẻ em mồ côi của Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần giúp các cháu vơi bớt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.